+ Ẩn/Hiện ý kiến

Ý kiến bạn đọc

Avata
Vọng cổ Đồng Quê - : 04/06/2017 17:15
@CAO NGỌC QUỲNH : Cám ơn bạn đã góp ý cho sáng tác của tác Phạm Văn Phúc!
Avata
CAO NGỌC QUỲNH - : 07/05/2017 15:23
Xin lỗi tác giả Phạm Văn Phúc. Tôi là người khi nghe bài ca này của tác giả, cá nhân tôi rất thích. Tuy vậy thì sang tạo văn học nghệ thuật nói chung là sang tạo mang tính tập thể đồng sáng tạo. Thế hệ đi sau có nghĩa vụ và trách nhiệm phải tiếp nhận và hoàn thiện cho sáng tạo của những thế hệ đi trước. Nhờ có tư duy quan niệm về sáng tạo đúng đắn đó mà trong lịch sử sân khấu VN ta đã có những vở chèo, tuồng (hát bội) đã đạt được những đỉnh cao như thế. Không nói xa xôi gì, trong lĩnh vực nghệ thuật tài tử cải lương của chúng ta thôi, rất nhiều bài ca có lẽ đã vận hành theo tư duy tập thể đồng sáng tạo này. Dẫn chứng tiêu biểu và rõ rang nhất là bài vọng cổ. Từ chỗ ban đầu là bài Dạ cổ hoài lang nhịp 2 của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, bài ca này đã được những thế hệ đi sau không ngừng bổ sung hoàn thiện để trở thành bản vọng cổ nhịp 4-8-16-32. Và tôi nghĩ bài ca Vọng cổ này của tác giả là một bài ca có khí thế lịch sử hào hùng. Mà cảm nhận lịch sử thì mỗi thế hệ cảm nhận cũng vậy, cho nên tôi rất muốn xin phép tác giả hãy cho tôi có cơ hội gửi gắm thêm cảm nhận của mình và của thế hệ đi sau chúng vào bài ca này. Vậy cúi mong tác giả hãy có thể độ lượng cho tôi có thể mạn phép đưa ra suy nghĩ của cá nhân tôi vào bài ca của tác giả một lần để mong tác giả và mọi người góp ý có được không ạ. Vậy tôi xin mạo muội viết những gì tôi nghĩ về bài ca này như dưới đây, rất mong tác giả Nguyễn Văn Phúc và mọi người yêu tài tử cải lương hãy góp ý và bao dung cho suy nghĩ của tôi…
DƯỚI ĐÂY LÀ CẢM NHẬN VỀ BÀI CA NỤ CƯỜI CHIẾN THẮNG QUA PHẦN CẢM NHẬN CỦA TÔI
Ngày 30 tháng Tư... (NÓi một cách hào hùng, nhạc nền có tiết tấu mạnh hỗ trợ để tái hiện lại thời khắc lịch sử oai hùng. Sau khi nhạc nền này dứt thì có những tiếng reo hò của quần chúng, giải phóng giải phóng rồi bà con ơi)
Đại quân ta đã làm chủ Nội Đô;
Tiếng súng đã ngừng vang nơi sào huyệt quân thù.
Chiến thắng (hét mừng hết cỡ)… Chiến thắng (hét mừng hết cỡ)… quân dân ta đã làm nên một mùa xuân đại thắng…
(Tiếng nhạc nền lại vang lên hào hùng, rồi mới bất chợt nhìn thấy đồng đội đồng chí của mình gục ngã ngay sát thềm chiến thắng. Lúc này tâm trạng vừa mừng vui, vừa đớn đau lại xuất hiện trong tâm trạng của những người chiến sĩ giải phóng quân)
Kìa… Hòa Bình, Hòa Bình ơi, Hòa Bình…(lay gọi đồng đội trong tâm trạng hoảng hốt. Ở đây Hòa Bình vừa có ý nghĩa là nay đã bị quân thù làm cho nó bị mê lầm, lạc lối và ngủ quên trong u mê, uất ức nên cần phải đánh thức và lay gọi nó trở lại; vừa có ý nghĩa là dể có được Hòa Bình, có được ý nghĩa Chiến thắng, thì dân tộc ta, nhân dân ta đã phải trả cái giá của bao nhiêu đau thương mất mát. Ngay trước thềm chào đón giây khắc lịch sử linh thiêng của hồn thiêng dân tộc nở nụ cười đại thắng mà hang triệu đồng bào đang háo hức chờ mong hào hùng là như thế, màđất mẹ oai linh vẫn phải đón nhận thêm không ít những người con quả cảm của quê hương về trong long Tổ quốc).
Tỉnh dậy…Tỉnh dậy Hòa Bình ơi! Quê hương mình đã hoàn toàn giải phóng, đất nước ta liền một dải rồi Hòa Bình ơi. Tỉnh dậy, tỉnh dậy đi.
Tỉnh dậy mà xem Hòa Bình ơi, cả một rừng cờ sao phất phới, mùa xuân đã lại về trên Thành phố yêu thương…
Kìa....! Sao mầy vẫn lặng yên không nói…
Bình ơi, mầy hãy tỉnh dậy đi..., tao muốn nghe mầy nói….
Nói như những đêm nào hai đứa mình vẫn thường gọi tên….
NGỰA Ô NAM
… nhau.
Bên cánh rừng hun hút đêm sâu..
Trường Sơn anh dũng..
Chiến tranh nhiều mất mát thương đau,
Mầy vẫn thường nói với tao…
Sát cánh chung vai giữa thời lửa loạn.
Vượt Trường Sơn dù bão đạn, bom vùi.
Mình luôn gắng nở nụ cười.
Mà bây giờ sao mầy lại nằm đây,
Tao còn tâm sự với ai.
Sài Gòn hôm nay- cờ đỏ tung trời
Ngày vui đại thắng đến rồi
Mà tao đành ngồi đây ôm bạn,
Cười trong vạn niềm đau…
( nói, nghẹn ngào…) Tao cười đây , Bình ơi! Tao cười đây nè….Haha..aa…aa ha.. ha ha…aa.aa…(cười trong tiếng khóc, như quỳ gối trước những linh hồn bất tử. Có thể sau khi tiếng cười đau đớn này kết thúc thì nên cho mấy nhịp xuân nữ trầm buồn làm nhạc lễ dưa tiễn những vong hồn bất tử ấy về với lòng đất mẹ, buồn để những người đồng đội biến nỗi đau thành hành động mà đứng dạy bước tiếp những nhiệm vụ chiến đấu của mình. Dứt nhạc xuân nữ thì vô vọng cổ luôn bằng tâm trạng hào hùng)
Ôi ! Tiếng cười vang xa mừng Tổ quốc quê ta đã nối liền Nam Bắc, có những phút hoan ca đong đầy trong nước mắt, vì mỗi bước ta đi bao xương máu đong… đầy.
(vì lời bài ca gốc mang ý nghĩa tâm sự cá nhân nên khi vào vọng cổ ở tình huống như vầy có thể sử dụng trực tiếp hai đại thậm xưng “mày”, “tao”, nhưng vì ở đây với ý nghĩa khái quát hơn, nên thiết nghĩ, đây là phần quan trọng nhất của một bài cọng cổ có tính chất khái quát lên tầm cao hơn, thì đoạn văn “chính ở nơi đây tao phải khóc tiễn đưa…. mầy” nên thay đổi như trên. Và đương nhiên thì phần long bản cũng phải cho phép những sự thay đổi cho hoàn chỉnh hơn).

VỌNG CỔ 1:
Xa đồng đội bao phen gan góc dạn dày.
Xa những người lính trung kiên của những ngày sóng gió,
Vượt núi băng rừng trong bão lửa dưới mưa bom.
Từ đường 9 Nam Lào qua trận chiến ở Xê- Pôn,
Rồi một thuở Trường Sơn cơm vắt mưa dầm.
Khoét núi ngủ hầm biết mấy gian truân,
Nhưng mầy vẫn hành quân với nụ cười chiến thắng…

NÓI THƠ: (Đoạn này có thể vẫn giữ nguyên cảm xúc cá nhân cho dạt dào tình cảm)
Tao buồn… Mầy cứ trách tao,
Gian nan xin nhớ lúc nào cũng vui…
VỌNG CỔ 2 (ca tiếp):
Đời lính, Hòa Bình ơi, đời lính đường xa chưa mỏi...
Chiến dịch Hồ Chí Minh thành đô xốc tới,
Dưới bóng cờ sao phơi phới bước quân hành.
Mầy đã cùng tao qua bao thác bao gành.
Giải phóng Tây Nguyên rồi đánh sang Xuân Lộc,
Mầy thương tích đầy mình mà có chịu ngừng đâu.
Đêm ấy dưới chiến hào mấy có nói với tao,
Nếu mầy có hy sinh thì tao phải hát ru bằng mấy câu vọng cổ.
Rồi đến hôm nay một mình mầy nằm đó,
Môi vẫn nở nụ cười- sao mầy bỏ lại cho tao…(ở đây nào chỉ có 2 người đâu mà “để lại mình tao” được?, cho nên phải thay chữ “mình”, bằng chữ “cho”)
Về căn bản câu 5-6 xin vẫn giữ nguyên, chửu them mỗi chữ Hòa vào trước chữ Bình là tuyệt vời rồi… Riêng ở câu 6 vời đoạn “Ngày chiến thắng ngất ngây trời hạnh phúc, nhưng khúc khải hoàn này lại là lúc mầy đi…” thì có lẽ nên có thay đổi chút chút là “Ngày chiến thắng ngất ngây trời hạnh phúc, nhưng khúc khải hoàn này lại lại có cả niềm đau” thì hẳn sẽ đúng với ý nghĩa của tinh thần đại thắng, cũng như trong tư duy triết học cổ đại hơn, trong âm có dương và ngược lại, nên ở đây là trong niềm đau, trong vinh quang nào cũng có cả những sự buồn đau, mất mát ở đó…

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới