AI CHO TÌNH YÊU
Tân nhạc: Trúc Phương
Vọng cổ : SG Viễn Châu
Trình bày: Dũng Thanh Lâm, Hương Lan
Nhạc:
Nữ:
Ai cho tôi tình yêu của ngày thơ ngày mộng
Tôi xin dâng vòng tay mở rộng
Để đón người đi vào tim tôi, bằng môi trên bờ môi
Nhưng biết chỉ là mơ nên lòng nức nở
Thương còn đi, yêu thì chưa đến
Tên gọi tên, tình chưa đỗ bến, nẻo mô mà tìm.
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Nam: Em đi về đâu khi ánh nắng tàn phai trên bến chiều cô quạnh. Sao đôi tay em bỗng nhiên giá lạnh và nước mắt tuôn rơi trên đôi má dạn phong... trần. (-)(-) Mái tóc phai hương rũ rượi xuống vai mềm. Thương làm sao những cuộc đời gió bụi, để ngày này hai đứa chẳng tròn duyên. (SL)
Nữ:Tuổi dại khờ trời bắt phải ly hương, còn gì đâu ôi mà đợi mà chờ.
Nam: Như chim chiều mõi cánh bơ vơ, biết về đâu giữa khung trời khói lửa./-
Câu 2:
Nữ: Thương nhau từ thuở đôi mươi. Gặp nhau giờ đã nửa đời gió sương
Ngày đi mái tóc thơm hương. Ngày về mái tóc còn vương bụi hồng.(-)(-) Nhớ bến đò ngang nhớ nước bạc xuôi dòng. (+) Nhớ bông điên điển nở nàng trên mặt nước, nhớ câu hát tình quê anh hát gợi lòng em. (SL)
Nam: Những bài thơ viết bằng dòng mực tím, em có còn giữ kỹ không em?
Nữ: Nhạt phấn tàn hương dọc đường gió bụi, ngày ấy đã xa rồi nhắc lại chỉ buồn thêm./-
Nhạc:
Nam:
Nằm nghe cô đơn thoáng bước trong hồn,
Gió buốt về tìm, sao rơi gối đêm
Nhà vắng mang nhiều cay đắng, xua hồn đi hoang.
Ai cho tôi tình yêu để làm duyên nụ cười
Tôi xin dâng tình tôi trọn đời
Người hỡi người xin đừng e ấp
Làm tim nghẹn ngào.
VỌNG CỔ:
Câu 5:
Nữ: Anh ơi, gặp gỡ nhau đây mà em nhớ em thương những hình ảnh năm xưa nơi miền quê cũ. Gánh nước trên vai nắng hồng soi bóng nhỏ gió chiều lên thổi rụng lá thu... tàn. (-)(-) Đôi bướm vờn nhau trên luống cải hoa vàng. (+)
Nam: Anh với Em như đôi bướm lượn, hò hẹn những gì em còn nhớ không em? (SL)
Nữ: Nhưng luống cải bây giờ tàn úa dưới tro than. Đôi bướm cũ rã rời đôi cánh mỏng, cũng như đời thôn nữ đã dạn dày mưa nắng, để làm thân một cô gái giang hồ./-
Câu 6:
Nam: Nước phù sa gờn gợn trên sông, như máu lệ của một thời binh biến. Em về đâu khi chiều tàn nắng xế và một phương trời anh cũng chưa biết sẽ về đâu. Bông điên điển rụng đầy trên mặt nước, khói lam chiều vương bếp lửa nhà ai.
Nữ: Nắng hồng rồi lại tàn phai. Gặp nhau rồi lại chia tay nơi này. (SL)
Nam: Hò ơi...
Ai về châu Đốc quê tôi,
Cho xin nhắn gởi người thương đôi lời,
Từ khi góc biển chân trời,
Ai vui hoa nguyệt ai vùi phấn son./.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: