BẠCH THU HÀ
Tác giả Viễn Châu
NHẠC:
Trông khói hương mơ màng bay bay,
Đêm tóc tang u buồn nhớ ai,
Nửa chừng duyên kiếp chia phôi,
Ai đi cách mấy phương trời,
Duyên trúc mai vĩnh viễn xa rồi.
Ai biết đâu một lần chia tay,
Riêng thiếp cam chịu nhiều đắng cay,
Mối sầu bao thuở cho nguôi,
Ly tan chua xót muôn đời,
Bao đắng cay than chẳng nên lời.
VỌNG CỔ:
1/ Võ lang! Võ Lang ôi! Đôi ngã sâm thương uyên ương rã cánh, thiếp đành cam gãy gánh... chung... tình...
Gió kép mưa đơn thiếp thui thủi một mình.
Chàng hy sinh đền ơn xã tắc thiếp nghẹn ngào tím ruột bầm gan; rảo bước theo đám quân canh đến trước tùng đình, thiếp ngập ngừng chưa dám bước vào trong, bởi thiếp đâu dám ngờ rằng Võ Đông Sơ đã ra người thiên cổ.
2/ Đàn đứt dây rồi phím đã long, làm sao dạo được bản tương phùng.
Thiếp gởi niềm đau theo giọt lệ ly tình; trống thành Tây mấy dùi khoan nhặt lòng thiếp hãi hùng như tiếng trống tàn canh.
Bẽ bàng thay, buổi đầu xanh
Đầu xanh vương lấy nợ tình mà chi,
Để rồi chịu cảnh chia ly,
Một buổi phân kỳ lệ hận trào tuông.
THƠ:
Lỡ giấc mơ tình giữa tuổi xuân,
Lầm than gió bụi biết bao lần,
Thiên thu điệp mộng hồn trinh nữ,
Vạn cổ tình hoài vọng cố nhân.
VỌNG CỔ:
4/ Thiếp muốn xé tan đám mây đen trên từng cao diệu vợi, để hỏi thử cao xanh ông ghét ghen chi mà để tội khách... chương... đài...
Một kiếp quần thoa lận đận biết bao ngày.
Nhưng mảnh kiên trinh thiếp nguyền vẹn giữ cho trọn lời đoan thệ cùng ai.
Thôi rồi đá nát vàng phai,
Cầu ô lỡ nhịp mộng đời dở dang,
Nhìn lên trướng rũ màu tang,
Chàng đi để thiếp khóc than một mình.
5/ Ánh nguyệt mới nhô lên đã bị phủ che bởi vầng mây xám, cũng như đời thiếp vừa thoát cơn khổ nạn đã đành cam vắng bạn chung tình.
Quấn mảnh khăn tang thiếp quì trước tùng đình;
chàng ra đi muôn đời không trở lại, chén rượu đào thiếp đưa tiễn ai đây?!
NHẠC:
Rượu sanh ly dưới lằn hương khói,
Trước linh sàng thiếp thổn thức từng cơn,
Rượu đôi chung lễ người thiên cổ,
Tiễn đưa ai đi mã không về.
6/ Võ lang! Võ lang! Trời ơi thiếp muốn gào thét lên mấy lượt sao chàng vẫn im lìm trong cổ áo quan; bạch lạp lờ mờ như đổ lệ sầu than, như khóc cho đời thiếp bẽ bàng duyên hương lửa; lời đoan thệ đã bay theo ngọn gió thì còn tiết chi thân của Bạch Thu Hà. Võ lang ơi! Thiếp mượn lưỡi bảo đao phủi rồi nợ thế, để nơi miền âm cảnh Bạch Thu Hà hội nhộ Võ Đông Sơ./
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: