BIỆT KINH KỲ
Tân nhạc: Minh Kỳ
Vọng cổ: SG Viễn Châu
NHẠC
Bạn ơi quan hà xin cạn chén ly bôi
Ngày mai tôi đã đã đi xa rồi
Thành đô lưu luyến chắn bước chân tôi
Trước giờ chia phôi mấy ai không bùi ngùi
Kỷ niệm buồn vui mãi ghi trong hồn tôi…
VỌNG CỔ
Bạn ơi có ai hỏi đến tên tôi bạn nói rằng tôi đã khoát chiến y ra ngoài trận tuyến một chiều đông vác súng biệt ……kinh kỳ.(+)(+).
1- Mái tóc xuân xanh sẽ nhuộm nắng biên thùy.
Có ai không bùi ngùi lưu luyến và chạnh lòng trước phút chia ly(+).
Bạn ơi chén rượu quan hà hảy cạn cùng tôi, vì ngày mai tôi đã xa rồi.
Tôi sẽ làm quen với mưa nắng tuyết sương, của miền biên ải.
2- Chia tay nhau nắng chiều chưa ngã bóng,tôi ra đi chưa dám hẹn ngày về.(+)(+)
Nhưng một đời trai sẽ giữ trọn lời thề.
Cảnh thành đô của một chiều đông muộn, ngập ngừng chắn bước ly hương(+).
Chiều nay chớp bể mưa nguồn,mai gầy gầy nữa liễu buồn buồn thêm… Xa xôi có kẻ nâng rèm, đếm hàng mưa dựng nhớ miền xa xôi.
THƠ
Chén rượu quan hà uống nữa đi,
Ngày mai tôi sẽ biệt kinh kỳ.
Tôi đi nối lại tình sông núi,
Đừng để tim sầu lệ ướt mi
VỌNG CỔ
Sương lạnh buổi tàn đông đã che khuất bóng hình của mẹ .Nhưng con còn hình dung người từ mẩu đang tựa cửa nhìn theo chan chứa lệ……thâm tình.(+)(+)
5- Con ra đi xây đắp mộng thanh bình.
Lời mẹ hiền thiết tha khuyên bảo, con đây nguyền ghi tạc vào tim(+).
Rượu quan hà chưa nhạt hơi men, gió biên ải đã thổi về đô thị.
Bạn hãy cạn đi chén rượu ngày đưa tiễn,để cùng tôi ca khúc biệt kinh kỳ.
6- NHẠC
Bạn ơi khi nào ai hỏi đến tên tôi
Đời tôi lính chiến cánh chim tung trời
Ngày nao khi đất nước hết binh đao
Giữa đoàn hùng binh có tôi đi hàng đầu
Trở về thành đô nắm tay ta mừng nhau…
(về vọng cổ)_Ngày ấy có tôi trong đoàn chiến thắng, trở về đây trong ánh nắng thanh bình.
Còn ai có hỏi đến tên tôi, bạn bảo rằng đời tôi là người lính chiến ,
Như chim vỗ cánh tung trời,
Biên cương đang sống cuộc đời quân nhân./.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: