CA DAO EM VÀ TÔI
Tân nhạc: An Thuyên
Vọng cổ: Viễn Châu
NHẠC
Nữ: Cắt nữa vầng trăng.
Cắt nữa vầng trăng, tôi làm con đò nhỏ.
Nam: Chặt đôi câu thơ.
Bẻ đôi câu thơ, tôi làm mái chèo lướt sóng.
Nữ: Đưa tôi về.
Đưa tôi về, với người tôi yêu.
Nam: Để cùng ngâm khúc dân ca quê mình,
Để tôi sống giữa bao nhiêu ân tình.
Nữ: Bao ân tình, mộc mạc làng quê.
Trưa nắng hè, gọi nhau râm ran chè xanh.
Nam: Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng,
Dù trời đổ nắng chang chang vẫn quàng.
Nữ: Để nghĩa tình, đừng nhạt đừng phai.
Thương nhau rồi… đừng cởi áo cho… ai.
VỌNG CỔ
1/ Nam: Rặng liễu chơ vơ vật vờ trên bến vắng. Tôi trở về đây nghe tâm tư chết lặng khi bến đò xưa hiu quạnh bóng… trăng… gầy.
Đã mấy mùa trăng mới trở lại nơi này.
Kỷ niệm ngày nào bổng dưng chợt đến, trên một con thuyền xuôi ngược giữa tràng giang.(-)
Có phải chúng mình là Chức Nữ với Ngưu Lang, đêm chia tay lạnh buốt dãy ngân hà.
Chở bạn tình giữa trời nước bao la, khúc hát tương tư mơ hồ trên lượn sóng…
2/ Nữ: Phảng phất trong đêm lẫn trong mùi hương phấn, anh tỉnh hay mơ mà trí não quay cuồng.
Hát nữa đi anh cho thấm ngọt môi mềm.
Kẻo rồi đây khi trăng ngà tắt rụng, cuối nẻo sông dài tản mạn lá vàng rơi.(-)
Trong những đêm buồn lành lạnh gió heo may, khi con đò nhỏ đã tắt rồi ánh lửa.
Em vẫn ôm ấp bóng hình người bạn cũ, để mượn dòng dư lệ chép thành thơ…
NHẠC
Nữ: Để cùng ngâm khúc ca dao quê mùa,
Để nghe tiếng sáo thênh thênh cánh cò.
Nam: Đã có lần, em giận hờn tôi.
Đêm ra đồng, em đổ ánh trăng vàng đi.
Nữ: Nào ngờ chẳng chút nguôi ngoai hương buồn,
Vầng trăng lại sáng trong hơn đầy đồng.
Nam: Câu ca rằng: hết giận rồi thương.
Áo nâu sòng... em nhuộm… tình… tôi.
VỌNG CỔ
5/ Nữ: Ghé bến yêu đương khi trăng khuya vừa ngã bóng. Khúc hát tương tư vọng trên con thuyền mộng và trôi theo lượn sóng giữa… đêm… buồn.
Lác đác sương khuya nhỏ giọt xuống canh trường.
Nam: Trông bóng mây xa trôi về nơi vô định, tôi nhớ nhung hoài bóng dáng diễm kiều xưa.(-)
Nữ: Vắng anh rồi, sông nước cũng bơ vơ, nhớ mái tóc vật vờ trước gió.
Nhớ mùi hương cũ trong một đêm tao ngộ, có nửa vầng trăng soi bóng một con đò.(-)
NHẠC
Nam: Nào đâu dễ có phôi pha thời gian,
Còn đây mãi khúc ca dao em và tôi.
Nữ: Chốn quê nghèo, ta có mình.
Một ngày bằng mấy trăm năm hỡi người.
(Về Vọng cổ)
6/ Nữ: Sông nước lênh đênh con thuyền tình lạc bến, đưa mái chèo lâng lâng sao tay yếu rụng rời.(-)
Nam: Em ơi! em có phải là cô gái liêu trai? Chờ đêm xuống trở về trong mộng mị.
Nữ: Đến khi trăng xế qua rèm.
Lá rớt bêm thềm, tôi mới biết chiêm bao.(-)
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: