CHIM TRẮNG MỒ CÔI
Tân nhạc: Minh Vy – Hồng Xương Long
Cổ nhạc: Viễn Châu
Nhạc:
Nữ: Tình anh như nước con sông dài, con nước về cho cây trái trổ bông.
Nam: Tình em như lúa xanh trên đồng, cây lúa chờ ngày mùa đơm bông.
Nữ: Chiều quê hai đứa hay vui đùa, anh cánh cò - em chim sáo mồ côi.
Nam: Phù sa vun đắp chia đôi bờ, em bên bồi anh bên lở mong chờ .
Nữ: Phù sa vun đắp chia đôi bờ, anh bên bồi em bên lở chờ … mong.
Vọng cổ:
Câu 1: Nam: Nhưng em ơi anh sợ cuộc tình của hai ta như nước chảy mây trôi cho hai đứa hai nơi cho dòng đời hai ngã. Để người con gái vô duyên bạc phước phải bơ vơ trên chuyến đò ngang xuôi ngược giữa sông … dài.
Cả một trời xuân mang nặng mối u hoài.
Nữ: Em nhớ năm xưa khi nắng chiều nhạt bóng, anh với em cùng ngồi tâm sự dưới hoàng hôn.
Nam: Nhìn cành cò lẩn khuất trong sương, anh sợ ngày kia mỗi kẻ một con đường.
Anh sợ trời đày làm một kiếp chim hoang, ôm một kiếp đàn đi làm thân viễn xứ .
Lý chim quyên:
Nữ: Chim bay về, kêu líu lo, giữa ơ chiều, nắng ơ tàn như đang vội tìm bạn.
Nam: Chim xa cành, tung cánh bay, giữa ơ chiều, nắng ơ hồng chim phiêu bạt về đâu?
Về vọng cổ:
Câu 2: Nữ: Tiếng bìm bịp kêu báo tin con nước lớn, từng đợt phù sa gờn gợn chảy xuôi dòng. Ta sẽ sống bên nhau với danh nghĩa vợ chồng.
Nam: Bởi cạnh bên anh luôn có em ấp ủ, anh không sợ mình là chim sáo mồ côi.
Nữ: Chuyện yêu đương nồng thắm giữa đôi môi, vai sánh vai trong bóng chiều rơi.
Ta mãi mãi là đôi chim tung cánh. Em nguyện suốt đời hai đứa trọn niềm vui.
Nhạc:
Nữ: Thương nghe câu mái đẩy, nhớ điệu lý tình tang
Nam: Ngân nga khúc chờ nhau khi mùa lúa chin sẽ đón đưa nhau.
Trăng sắp tàn trôi xa nơi bến đậu, chim sáo bay xa mãi không về.
Nữ: Em vẫn chờ anh nơi đây bến lở, rồi nhớ thương anh câu hát mong chờ.
Thương chim quyên nức nở, thương con cá rô trên đồng.
Nam: Nghe chim trắng mồ côi, đâu còn ai đón ai nhớ mà mong.
Nghe chim trắng mồ côi, đâu còn ai đón … ai nhớ … mà …mong.
Vọng cổ:
Câu 5: Nữ: Anh ơi câu hát yêu thương đã bay theo cánh chim hoang không bao giờ trở lại.
Chỉ còn một mình em bên chiếc đàn long phím đêm từng đêm nhỏ lệ khóc duyên … mình
Trời đã cho em một số kiếp nặng tình
Lý con sáo (câu 4 -10):
Nam: Vầng trăng chìm trong sương, sao nghe như có tiếng một người. Than khóc giữa đêm trường.
Nữ: Ngồi mỏi mòn chờ ai chốn xa, bao tháng năm lẻ loi đời hoa.
Nam: Buồn dòng đời nhiều phen bể dâu, ôi cánh chim biết bay về đâu?
Về vọng cổ
Nữ: Đại hải bao la trùng dương vô tận, em biết làm sao níu lại cánh chim trời.
Nhạc:
Nam: Ơi… chim sáo mồ côi, chim sáo mồ côi thương em mà anh đợi, đêm trắng cò than nghe tái tái tê lòng.
Nữ: Ngồi nhớ anh, em ngó - ngó lên trời, chim sáo không về - cánh cò mồ côi. Em nhớ anh nhiều sao phụ tình em?
Câu 6:
Nam: Kẻ đã đi xa còn nhớ người ở lại, con sáo qua sông vẫn nhớ cội thương nguồn.
Nữ: Tuyết rơi nhiều phủ trắng dải đồi thông, đêm đất khách lạnh lùng thân lữ thứ
Nam: Tuyết rơi phủ trắng tư bề, chim sáo không về nên chim sáo mồ côi.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: