ĐÊM TÀN BẾN NGỰ
Tân Nhạc: Dương Thiệu Tước
Vọng cổ: Viễn Châu
Hò huế:
À ơi …. A hò ơi ….
Chiều chiều trước bến Vân Lâu
Ai ngồi ai câu ai sầu ai thảm
Ai thương ai cảm , Ai nhớ ai mong.. ơ
Ơ… Chứ thuyền ai thấp thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy, đưa câu mái đẩy, chạnh lòng non nước non...
Tân nhạc
Ai về bến Ngự cho ta nhắn cùng
Nhớ chăng non nước Hương Bình!
Có những ngày xanh,
Lưu luyến bao tình,
Vương mối tơ mành...
Hàng cây soi bóng nước Hương,
Thuyền xa đậu bến Tiêu Tương
Lưu luyến thay phút say hương dịu buồn.
Nhưng thoảng nghe khúc ca Nam Bình sầu than
Như nức nở khóc duyên bẽ bàng
Thấp thoáng trăng mờ,
Ai than ai thở đời vui chi trong sương gió.
Ai nhớ thương ai!
Đây lúc đêm tàn, tình đã lạt phai.
Vọng cổ:
1/ Dưới bến Kim Long con đò khuya đã tắt rồi ánh lửa, sao cô lái vẫn ngồi trông lá úa rụng chân…. cầu.
Biết gửi về ai mấy khúc nhạc thương sầu.
Đây không phải bến Tầm Dương tiễn khách, sao tiếng Tỳ Bà còn vọng bến Hương Giang.
Cho trăng miền giang Bắc nhớ Giang Nam, cho thành quách chơ vơ như cổ lũy điêu tàn.
Kể từ ngày anh giã biệt đất Thần kinh, sao đến bây giờ không về thăm xứ Huế.
2/ Sao ai không nhớ màu trăng miền Vĩ Dạ, treo nghiêng nghiêng nơi bến đá rêu mờ.
Cô lái ngồi đây với mắt đợi môi chờ.
Cất giọng hò vang vang trên song nước, trên một con đò ủ dột dưới màng sương.
À ơ… chứ khô héo lá gang cây đỉnh Ngự đầy vơi giọt lệ nước sông Hương.
Người phụ ta rồi sao ta vẫn còn thương.
Hò huế:
À …ơ … Chứ cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp.
Thương nhau rồi xin kíp về mau.
Hò ơi … chứ kẻo dẫu mai tê bong xế qua cầu, bạn còn thương bạn,
Chứ biết gửi sầu về nơi mô … à ...ơ …
Vọng cổ:
4/ Người ơi dốc Nam Giao còn cao mong đợi, air a đi không nhớ hội tao… phùng.
Lá úa tàn rơi theo gió bắc lạnh lùng.
Cầu Tràng Tiền sao dài mười hai nhịp, nhớ thương này thắm thiết lắm người ơi .
Con đò buông neo ngập xác lá vàng rơi, tình vàng úa theo màu trăng Vĩ Dạ.
Nếu ai có nhớ giọng hò xứ Huế, xin hãy mau cất bước quay về.
Tân nhạc
Thuyền ơi, đưa ta tới đâu.
Tìm trăng, trăng khuất đã lâu,
Sương xuống trên bến cô liêu, thêm sầu.
Bèo nước gió mây đêm ngắn tình dài.
Có ai nhớ, ai nơi giang đầu.
6/ Dãi đất Thần Kinh vẫn nặng tình thương mến, ai ra đi trong chớp bể mưa nguồn.
Hãy về đây ghé lại bến sông Hương, vui tái ngộ trên con đò nơi bến vắng.
Về đây nhóm lửa ân tình, nghe khúc Nam Bình và kể chuyện yêu đương.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: