ĐƯỢC TIN EM LẤY CHỒNG
Tân nhạc: Châu Kỳ
Vọng cổ: Viễn Châu
Nhạc:
Được tin em lấy chồng, long anh buồn biết mấy, được tin em lấy chồng chắc người từ độ ấy còn thương tiếc khôn nguôi. Giờ em đi lấy chồng còn đâu mà trông ngóng, đẹp duyên em với chồng, xây cuộc đời đầm ấm để ai tan nát lòng
Vọng cổ:
1/ Được tin em sắp sửa vu quy mà anh nghe nước mắt chia ly tuôn rơi từng giọt nóng. Nhìn cánh thiếp hồng nằm trơ trên gác vắng nghe tâm tư chết lặng mối thương … sầu.
Thôi kể từ đây đừng nhắc tiếng đợi chờ. Tôi cười nhân thế nhưng cười trong nước mắt, khóc cuộc tình nhưng khóc giữa tiếng cười đau, mới lần đầu nói tiếng xa nhau, cầm bằng như góc biển ven trời. Em đi lấy chồng anh khổ lắm em ơi, đâu phải mừng vui như buổi đầu gặp gỡ.
2/ Em đi làm vợ người ta, anh về sống giữa phồn hoa lạnh lùng, giữa phồn hoa đô hội nếu vắng em chắc anh cũng đau lòng. Anh trở lại thăm nơi hò hẹn thuở hai chúng mình còn nói chuyện ngàn sau. Trên một chuyến đò tình dang dở có một người suối lệ đầy vơi. Cây vong đồng bên sông chưa rụng lá em đi lấy chồng buồn quá anh ơi.
Nhạc:
Ai ơi, câu ước thề chưa phai năm tháng nào bên ai chung bóng trăng soi, ai ơi bao tiếng cười reo vui theo tiếng đàn chơi vơi vọng suốt đêm dài. Người ơi thôi hết rồi, tình duyên lìa hai lối giờ em vui với chồng anh về lòng tê tái, lệ rơi trong tiếng cười.
Vọng cổ:
5/ Dưới bóng đèn khuya trện chiếc võng đong đưa anh có thấy em đang chập chờn giấc ngủ mà đôi mi như héo rũ giọt sương … sầu.
Nỗi nhớ niềm thương má phấn cũng phai màu, anh đứng nép bên cánh cửa mặc mưa bay gió tạt để nghe em rầu rầu trong tiếng hát ru con ầu ơ, trăng lu vì bởi đám mây đôi ta cách trở bởi dây tơ hồng.
Nhạc:
Người ơi nay hết rồi, tình duyên lìa hai lối, giờ em đi với chồng anh về lòng tê tái lệ rơi trong tiếng cười.
Về vọng cổ:
Hẹn hò từ buổi chia ly anh về trễ hẹn nên em đi lấy chồng, tiếng ru buồn qua tiếng võng đong đưa mưa từng giọt rơi hoài trên xóm vắng, anh ơi cách mặt xa lòng, em đi lấy chồng là hai ngã chia ly.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: