ĐƯỜNG VÀO TIM
Nhạc: Hoài Linh
Vọng cổ: Viễn Châu
Nhạc:
Nữ: Hai chín mùa xuân một chuyến đi
Hành trang nhỏ bé đến kinh kỳ
Trăng đơn e gió lùa khe liếp
Thao thức nghe mưa khuya
Giấc mơ vẫn chưa về.
Tôi viết bài ca gần thế nhân
Đời tôi nghệ sĩ kiếp con tằm
Em anh hay những người tôi mến
Tuy biết nhưng chưa quen
Khúc ca này làm duyên.
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Nam: Một bản tình ca có làm duyên cho tôi gặp người em bé nhỏ từng đêm đêm ướt lệ giữa canh… dài.
Buồn từ đâu về ngự ở phương này. Một đoản ca viết giữa mùa hoa rụng với nỗi niềm tâm sự gởi vào đây. Tôi như một hành tinh đang ẩn sau ánh sáng của chị Hằng. Khi mọi người đều nhắc đến tên em, tôi vẫn đời đời chìm trong bóng tối.
Câu 2:
Em ơi tôi quấn chăn đơn nghe gió lùa khe liếp, bản tình ca chưa biết gọi tên gì.
Mang gói hành trang nhỏ bé đến kinh kỳ. Thơ thì mộng như một đời mộng ảo, tình thì buồn như tất cả chia ly. Năm ngón tay mềm lả lướt bấm trên dây, cho xơ xác thân gầy trong niềm đau tuổi nhỏ. Tình đơn phương với mối sầu thơ dại, thì kỷ niệm buồn nhắc lại nữa mà chi.
Thơ:
Gần nhau khoảnh khắc cho lòng thắm tươi
Vì trong giây phút nữa, đường xa người mỗi nơi
Không nhìn tên lược mi cái tuổi
Hãy nắm tay nhau dặn mấy lời
Nhạc ngựa vang vang rền giương giương theo điệp khúc
Vườn cũ hoa lòng bẽn lẽn bóng trăng soi.
VỌNG CỔ:
Câu 5:
Có ai đưa tôi vào đường tiên lối mộng để cho tôi bớt nỗi đơn côi thầm lặng mấy năm… trường.
Mang gói hành trang tôi lặng lẽ lên đường. Tôi như kiếp con tằm dâu xanh chưa trắng, nợ vẫn mong tìm cho gặp một tình thương. Em ở đâu dù tận chốn thâm cung, gần hay xa ven gềnh hay cuối bãi. Tôi ở đây với đêm buồn trơ trọi, đời âm u như ngõ tối lao tù.
Nhạc:
Nữ: Đây khúc tình ca chưa có tên
Người em nhỏ bé vẫn mong tìm
Hoa thêu trên áo vàng hay tím
Đôi mắt hay sao đêm
Dẫn tôi đường vào tim.
Câu 6:
Nam: Đây khúc tình ca tôi gởi người em nhỏ bé, đang chờ ai mà lặng lẽ đứng bên rèm. Em ơi hãy chỉ giùm đường tôi đến bến tình yêu, dù gai góc hay nhiều bão tố. Tôi như lữ khách đêm trường, đang hỏi thăm đường để đi thẳng vào tim.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: