NỖI BUỒN CHÂU PHA
Nhạc: Lê Dinh
Cổ nhạc: Viễn Châu
TÂN NHẠC
NAM : Nàng tên Châu Pha, người sơn nữ, bông hoa núi rừng.
đẹp xinh đơn sơ,
NỮ : Tình trong trắng cho đời ước mơ.
NAM & NỮ : Gọi tên nàng tên Châu Pha, gọi tên nàng tên Châu Pha,
NAM : Đôi môi thơ ngây thương giọng nói thật hiền hòa.
Ngờ đâu tâm tư nàng đã trót mang một nỗi buồn.
Chiều mưa rơi rơi, nàng hay đứng âm thầm nhớ ai ?.
NỮ & NAM : Hỏi sao ngày vui đã mất,
Hỏi sao lệ dâng khóe mắt?
NỮ : Châu Pha thương đau tủi buồn cúi mặt quay đi.
VỌNG CỔ
1/ - NAM : Em ơi ! Buồn tủi làm chi cho lệ đẫm đôi mi của người em xứ Thượng ?
Cho tiếng kèn lau thêm não nùng trong sương lạnh và đêm cao nguyên cũng tắt lịm ánh…trăng…mờ !
NỮ : Từ một đêm trăng sáng đưa tiển người đi em buồn đến bây giờ .
NAM : Tên của em là gì hỡi người em gái nhỏ ở phương nào xóm ấy gần xa ?
NỮ : Tên của em người thường gọi Châu Pha mới có một năm anh đã vội quên rồi .
NỮ : Tiếng nói dịu dàng người cũng đẹp làm sao Pha có chồng chưa và năm này mấy tuổi ?
(Nghỉ 12 nhịp)
2/ - NỮ : Tuổi của Pha mười tám lần mai nở vẫn sống cạnh mẹ cha nên Pha vẫn chưa chồng .
NAM : Chừng nào Pha mời tôi về dự lễ tân hôn với trâu béo rượu nồng ?
NỮ : Không !
Em chỉ để ý một người lính chiến nhưng người ta có chút gì thương tưởng Pha đâu ! (-)
NAM : Nghe những tiếng nói chân thành dạ tôi bổng nao nao
Pha ơi ! Hãy cho tôi uống ché rượu cần đêm tái ngộ …
NỮ : Lát nữa đây khi bầu trời đầy trăng tỏ anh đi rồi có nhớ đến Pha không ?
TÂN NHẠC
NAM : Nhưng rồi một hôm nao, chim rừng lại ríu rít .
NỮ : Đón anh chiến sĩ về thăm buông làng, núi đồi.
Rượu cần lại mang thêm ra,
NAM : Rừng vàng bừng vui câu ca.
đêm liên hoan, Châu Pha như hoa xinh đẹp nụ cười sáng ngời.
À thì ra Châu Pha đã để ý thương anh lính trận.
Chiều nao qua buông, cùng sơn nữ duyên nồng thắm trao.
NỮ : Bà con thường trêu Châu Pha, niềm riêng thường hay dấu kín.
NAM : Nhưng nay ai ai cũng hiểu nỗi buồn… Châu… Pha ?
VỌNG CỔ
5 / - NỮ : Anh chiến binh ơi !
Anh trở về đây khi cánh hoa sim tươi cười bên suối vắng…
Cho đến đầu núi nhô lên vầng trăng sáng cho dưới sương đêm cô gái Thượng …thôi…sầu .
NAM : Từ nẻo biên cương anh đến tìm em trên lối hẹn năm nào !
NỮ : Một năm qua vui đời chinh chiến
chắc anh có thèm nhớ tới Pha đâu ? (-)
NAM : Không nhớ em sao anh lặn lội đường xa ?
Không nhớ em sao anh không ngại rừng sâu núi thẳm ?
NỮ : Từ ngày anh đi lòng Pha buồn lắm bởi Pha yêu ai thì yêu đến trọn đời !
(Nghỉ 8 nhịp)
6 / - NAM : Cô gái Thượng ơi , xin đừng hờn đừng giận !
Anh về đây rồi em hết buồn chưa /
NỮ : Rồi đây anh có về thăm cảnh cũ làng xưa
khi xa cách xin đừng quên xứ Thượng !
NAM : Anh sẽ trở lại trong một đêm trăng sáng
ngồi uống rượu cần và nghe tiếng hát của Châu Pha .
NỮ : Hát rằng đất rộng trời xa
Còn lo một nổi người ta phụ mình ! (-)
NAM : Trước khi chia tay Pha xích lại gần anh , nghe anh nói nè !
NỮ : Không ! Mai mốt em...em sẽ chìu anh thế nữa .
NAM : Chia tay khuất bóng sau đồi .
Vẫn thấy nụ cười e thẹn của Châu Pha . (-)
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: