TÀU ĐÊM NĂM CŨ
Viễn Châu
Nhạc:
Nữ: Trời đêm dần tàn, tôi đến sân ga đưa tiễn người trai lính về ngàn
Cầm chắc đôi tay ghi vào đời tâm tư ngày nay
Gió khuya ôi lạnh sao ướt nhẹ đôi tà áo
Tàu xa dần rồi thôi tiếc thương chi khi biết người ra đi vì đời
Trở gót bâng khuâng tôi hỏi lòng đêm nay buồn không
Chuyến xe đêm lạnh không, để người yêu vừa lòng.
Vọng cổ:
1/ Tôi đứng lặng nghe gió lùa qua phố vắng, khi trời khuya tắt lặng ánh trăng ... ngà. Một chuyến tàu đêm chia cách mấy quan hà. Sương lam buồn rơi trắng xóa, lẫn khói tàu khuất nẻo trời xa. Tàu đi rồi tôi vẫn còn đây, lòng bâng khuâng thương nhớ một người. Tôi thẫn thờ đứng trước sân ga, khi gió lạnh về đùa muôn xác lá.
2/ Anh đã ra đi nơi miền viễn xứ, để viết lên trang sử oai hùng. Một chuyến tàu đi trong đêm vắng lạnh lùng. Tiễn anh đi với đôi lời nhắn nhủ, chí kiêu hùng đừng ngại gió mưa phong. Tàu đi rồi tôi mãi bâng khuâng, tay còn văng vẳng lời hẹn nhau ngày tao ngộ. Tôi mong mỏi ngày anh trở lại, trên một con tàu rồi tay lại cầm tay.
Thơ:
Đông trở lại khi lòng tôi vẫn lạnh
Lá thay màu rơi rụng trước sân ga
Vẳng đâu đây heo hút mấy canh gà
Đêm sắp hết gần xa sương điểm lạnh
Sương xuống lâu rồi nhạt bóng sao
Nghe từ xa thẳm một con tàu
Con tàu năm cũ hay xa lạ
Ghé ở ga này hay đến đâu?
Vọng cổ:
5/ Anh ơi! Thời gian cứ trôi đi mãi mãi, tôi vẫn vì anh nên tháng đợi năm ... chờ. Tôi đến sân ga để đón đợi anh về. Chuyến tàu năm xưa trở lại, có mang về người lính ở biên cương. Anh ra đi với vạn niềm thương, thương sông núi thương đồng bào chủng tộc. Thương quê cũ nhuộm màu tang tóc, thương người yêu năm tháng mong chờ.
Nhạc:
Nữ: Dù xa vời vợi, tôi vẫn tin anh trên bước đường tha hương còn dài
Nợ nước đôi vai khi người tìm tương lai đời trai
Nhớ thư anh hẹn tôi sẽ về thăm một tối
Ngày tháng đợi chờ tôi đến sân ga nơi tiễn người trai lính ngày nào
Tàu cũ năm xưa mang người tình biên khu về chưa
Trắng đêm tôi chờ nghe tiếng tàu đêm tìm về.
6/ Thức trắng đêm nay chờ con tàu năm cũ, với vạn tình thương ấp ủ bên lòng. Tôi chờ anh trước cửa sân ga khi ngọn gió thanh bình trở lại. Sân ga lá úa phai rồi, tàu đêm năm cũ đợi người xa xăm.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: