TỀ THIÊN ĐẠI THÁNH
Soạn giả Viễn Châu
Núi Qua Quả sinh Tề Thiên Ðại Thánh
Nay bị đè dưới ngọn Ngũ Hành Sơn
Bớ Ðường tăng, hãy cứu mạng Lão Tôn
Gỡ phức đạo bùa linh đang yểm trấn
1./ Ðường Tăng ơi, hãy lấy đức từ bi ra ơn cứu mạng bởi Ngũ Hành Sơn đè nặng đã rêm ..... mình.
Lão Tôn đã biết ăn năn cải hối tội tình.
Sỡ dĩ Lão Tôn xụi râu nằm co dưới núi cũng tại cái tánh ngang tàn rắt mắt đã quen. Cả ngàn năm chổng cẳng nhăn răng, tay bản lĩnh liệt oanh mà bắt nằm chèo queo chịu trận cả đời thì còn chi thể diện mặt mày của Tề Thiên Ðại Thánh.
2./ Ðường Tăng ơi ! Lão Tôn đâu phải loài khỉ tầm thường xỏ lá mà là cục đá thọ khí âm dương biến hóa nên ngườị. Lão Tôn đã từng làm Hầu Vương chế ngự triềuđình nhưng cái chí của Lão Tôn là cái chí vá trời lấp biển, nên Lão Tôn quyết làm thế nào cho quỷ sợ thần kinh. Nhưng ở đời mà Ðường Tăng có đọc kinh sách nhiều chắc Ðường Tăng cũng dư hiểu là khi đắc thế thì vương vai dịu võ, lúc hết thời thì núi nọ đè lên.
3./ Nói đến cái tài biến hoá của Lão Tôn thì ôi thôi không nói nổi, Lão Tôn chỉ nhổ một sợi lông thổi bùa một cái thì tức khắc khỉ to, khỉ nhỏ, khỉ đực, khỉ cái xuất hiện rần rần. Bởi vậy một bữa nọ sau khi nhấu nhẹt say sưa, Lão Tôn cao hứng nhảy ầm xuống biển tắm cho nó mát. Ai ngờ cả lâu đài cung điện của Long Vương đều rung rinh muốn sập. Long Vương nhảy lên cự nự, bị Lão Tôn dợt một hồi, ổng cuốn gió chạy tẹ Ðó rồi muốn sẵn dịp lấy le, Lão Tôn nhổ phức cái cột cầu của Long Vương làm cây thiết bản. Long Vương phục tài Lão Tôn quá mạng nên mới năn nỉ Lão Tôn kết bạn tâm đồng.
Quơ thiết bản trổ tài biến hóa
Cân đấu dâng lên đại náo thiên cung
Bởi Lão Tôn vốn có phép thần thông
Hú một tiếng thiên đình còn rúng động
4./ Lão Tôn lén vào lò bát quái của ông Lão Quân Thái Thượng ăn cắp thuốc trường sinh nuốt trọng mấy mươi ... liềụ.
Rồi thoát qua vườn kế bên Lão Tôn kiếm xực thêm mấy chục quả đàọ
Nói không phải khoe với Ðường Tăng chớ Trúc vị thiên vương phải đều chạy mặt cho đến Bắc Ðẩu Nam Tàu cũng xách bách tan bang. Khỉ này đâu phải khỉ hoang, thiên cung đại náo Ngọc Hoàng cũng kiên. Phong làm Ðại Thánh Tề Thiên, trở về hạ giới thành tiên một đờị
5./ Thế rồi sau khi lảnh thêm chức Mã Ôn của Ngọc Hoàng Thượng Ðế, Lão Tôn trở về Qua Quả sơn để mở tiệc ăn mừng.
Tụi khỉ Nhỏ nó cắt nghĩa ra, Lão Tôn đây căm giận quá chừng.
Tụi nó nói ai đời một bậc Tề Thiên Ðại Thánh mà băng lòng với cái chức Mã Ôn. Trời đất ơi, nói không phải tặng với Ðại Vương, chớ cái chức Mã Ôn nó cũng tèm tèm như cái chức giữ ngựa vậy chớ gì. Lão Tôn nổi gan mới xách cây thiết bản náo thiên cung tới lở đất long trờị
6./ Nhưng sách có câu chơi dao có ngày đứt tay , Lão Tôn quá ỷ thị nên có ngày bị kẹt. Số là Phật Tổ Như Lai xoè bàn tay ra rồi thách Lão Tôn nhảy ngay qua đó. Nếu nhảy ngay qua được thì Ngọc Hoàng sẽ giao cho Lão Tôn ngự trị thiên cung. Lão Tôn thấy chắc ăn nên nói : Ối đồ bỏ mà ! Lão Tôn dân đấu dâng một cái là lên tuốt lên trờị Với bàn tay nhỏ bé thì Lão Tôn nhảy qua cái một, Lão Tôn vừa đập đuôi định cân đẩu vân cho ổng ngán thì năm ngọn núi Ngũ hành Sơn ở đâu đã đè cứng lên mình.
Ðường Tăng ơi, Ðường Tăng là người niệm Phật ăn chay, xin làm ơn cứu giúp cho Lão Tôn đây khỏi nạn. Lão Tôn sẽ hộ Tống cho thầy, vượt núi băng rừng qua Ðông Ðộ thỉnh kinh.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: