TÔI LÀM THẦY BÓI
Soạn giả Viễn Châu
Lối
Ai coi bói, coi bài, coi tướng hong nè?
Cạo da đầu, ủa cầu gia đạo hay không?
Quẻ của tôi một quẻ một trăm đồng
Hễ coi trúng mới lấy tiền cô bác.
Vọng cổ
Câu 1: Gặp thầy nào họ hay nói khoát chứ còn tôi thì hai mươi năm kinh nghiệm quá… trời. Như cái tuổi dần của cô Hai để tôi sửu quẻ coi niên ngoặc nhựt thời. Chà! sao thai mà ngộ đào hoa, tiền dâm hậu thú mới ra vợ chồng. Nói xin lỗi cô Hai chứ cuộc đời của cô Hai củng có nhiều cái trắc trở éo le, trước khi cô với cái đức ông chồng nên chữ phu thê, tôi chắc chắn hai ông bà cũng lắm lần chung chăn chung gối.
Câu 2: Phải vậy không cô Hai, đó là tôi nói có sai đâu. Còn như cô Hai muốn xem tướng, để coi nào, đâu mắt sáng nè, lưỡng quyền cao nè, ôi cái duyên tình nó lở dở trọn đời. Bởi dưới khóe mắt bên trái của cô có cái nút ruồi. Nút ruồi này trong sách tam thế diễn cầm kêu là nốt ruồi thương phu trích lệ đó à. Nút ruồi của kẻ sát chồng, đời cô chịu cảnh cô phòng lẻ loi. Người ta có bạn có đôi, còn cô vô phước nên trọn đời trâu trí.
Câu 3: Đó rồi tôi nói cho một hơi rồi nào là cô có được mấy anh em côi mẹ từ năm mấy tuổi, ở chung với người dì ghẻ bị hành hà đánh đập thế nào, tôi nói tới đâu cổ tủi thân khóc vậy rấm ra rấm rít. Sau khi được cổ thưởng thêm hai chục tôi mới cuốn đồ nghề vui vẻ bước đi, chắc cô kia cổ tưởng bửa nay cổ coi trúng ông thầy hay, ai dè mấy đứa chim mồi em út của tôi, nó đả dọa biết gia thế của cô ráo trọi. Trong mánh lới kiếm ăn tôi cứ làm y theo cái mẩn bổn củ soạn lại, vậy mà ngày nào cũng vậy tôi cứ lo đặt điều nói dóc rồi lai rai hốt bạc ngon lành.
Lối
Một bữa nọ hết tiền ăn hút,
Thấy xóm đông tôi rảo bước lần dô
Tới cuối đường bổng gặp một cô
Nói tiếng nói ồ ồ như ngỗng đực.
Vọng cổ
Câu 4: Tôi bước vào nhà tự xưng là quỷ cóc mời cổ xem một quẻ coi tình duyên gia đạo thế… nào. Thấy cổ gật đầu tôi mừng như mở cờ trong bụng mặc dù mấy đứa chim mồi nó chưa cho tôi biết gia đình này ất giáp ra sao, nhưng tôi cũng đoán liều cái đầu tóc bự tổ nái chắc chắn là người nhiều con. Tiếng nói khàn khàn là đàn bà cứng cỏi, hai bàn tay to lớn là người rẫy bái làm ăn. Nhưng nói tới đâu cổ lắc đầu tới đó, làm cho mồ hôi của tôi nó nhỏ giọt cùng mình.
Câu 5: Thấy nói chuyện đã qua phải điều trật lất, tôi liền sang qua chuyện tương lai cho dể ăn tiền. Dạ thưa cô Ba cuối tháng 9 năm nay cô sẽ có chồng. Chồng của cô là người sang giàu bậc nhứt, lại thêm tánh tình hiền hậu dể thương. Cô ở với thầy trong 5 năm sẽ sanh được 3 gái 2 trai, ở thêm 10 năm nửa sẽ được cả thảy 8 trai 7 gái. Bởi tôi xem tuổi của cô đây vượng về đường tuổi tích, và thủy chung chỉ một vợ một chồng.
Câu 6: Tôi nói chưa dứt câu thì trời ơi cổ cười ré lên như bà hú, rồi chờn vờn nhảy tới ôm tôi. Tôi hoảng hồn tính đứng dậy nhảy ngay, ai dè quá chậm chạp bị cổ ôm chặt cứng vậy. Hồn vía tôi lên mây tôi la mã tà inh ỏi, lính đi tuần chạy tới rần rần. Chừng hỏi lại mấy người lối xóm chung quanh họ nói người đó là bà bóng mới lên cơn điên mấy bữa nay. Trời ơi tôi về nhà nghỉ tới lòng thêm mắc cỡ, người ta là bóng lại cái mà tôi bói là có chồng con duyên nợ nổi gì .
Đêm đó tôi đốt tiêu hết mấy bộ bài, và luyện khuất cái mu rùa xuống nước.
Khi hên tiền bạc quá trời, đến lúc hết thời bà bóng bả ôm tui.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: