BÀI CA ĐẤT PHƯƠNG NAM
Lời nhạc: Lư Nhất Vũ
Lời cổ: Viễn Châu
Hò ơi... ơi hò... ơi hò... hò ơi
Nhắn ai đi về miền đất phương Nam
Trời xanh mây trắng, soi dòng Cửu Long Giang
Mênh mông rừng tràm, bạt ngàn dừa xanh
Từng chang đước đong đưa, nhớ người xưa từng ở nơi này
Cho ta thêm yêu dấu chân ngàn năm đi mở đất
Cho ta thêm yêu bầy chim sáo... xổ lồng...
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Con chim sáo đang đứng trên cành cao bỗng cất lên tiếng... hót, đàn cò trắng về đâu chập chờn đôi cánh trên đồng xa tản mạn khói mây chiều...
Tôi đứng nơi đây mà thương nhớ thật nhiều. Đây đó chênh vênh chiếc cầu tre lắt lẻo. Sông vắng lạnh lùng không một chiếc đò ngang. Sống bập bềng đưa nước Cửu Long Giang. Mang từng đợt phù sa đi khắp nẻo sông hồ. Nghe như có tiếng vang rền vó ngựa của người xưa. Trên đất phương Nam hai mùa mưa nắng.
Câu 2:
Mấy dải bần thưa nghiêng mình soi bóng nước, nẻo vắng đồng xa lướt thướt trận mưa chiều. Khói bếp nhà ai khói quyện xóm thôn nghèo. Đôi vợ chồng son với chiếc xuồng bé nhỏ. Xin nhận nơi này làm mảnh đất quê hương. Một mớ cột tràm với mấy bó lá dừa xanh. Chung sức dựng một túp lều nho nhỏ. Nhìn theo những bông trày bay trước gió như có dấu chân người mở đất tự ngày xưa.
NHẠC:
Chờ trăng lên cất tiêng gọi nhau,
Đàn khảy tang tình đượm thắm hồn ai
Biển xôn xao gió lộng tứ bề
Thuyền ai xuôi phương Nam khoan nhặt trôi lững lờ
Đã trải qua bao mùa mưa nắng,
Qua bao cuộc đổi thay mãi dâng cho đời bài tình ca... đất phương Nam...
VỌNG CỔ:
Câu 5:
Lác đác lá tràm rơi rồi tung bay xạc xào trước gió, tiếng hò trên sông như tiếng ru muôn thuở khi con quốc tìm nhau gọi bạn suốt canh trường....
Nhịp võng ai đưa kẽo kẹt giữa đên buồn. Tiếng bìm bịp kêu từ đồng xa vọng đến. Mặt nước sông đầy man mác lục bình trôi. Một đêm dài qua giấc ngủ bình yên. Sao mai mọc khi tiếng gà gáy sáng. Thắp mấy cây hương nhớ ơn người đi trước. Khói hương bay phảng phất lẫn hương tràm.
Câu 6:
Cây lá thì thầm lao xao trước gió, như muốn trao gửi những lời tâm sự cùng ai. Trước sân nhà ai se mấy sợi gai, còn em thì lo thắt võng để sau này con nó ngủ. Nồi cơm gạo mới nặng tình nặng nghĩa, manh áo vá quàng trải mấy mùa sương gió nắng mưa. Một mái tranh nghèo nơi nước mặn đồng chua, khi hoàng hôn xuống sương mờ giăng lấp ngõ. Anh dắt đôi trâu em nặng oằn gánh lúa. Văng vẳng bên tai tiếng chim vịt kêu chiều. Biết bao giọt mồ hôi đã đổ xuống đất phương Nam cho cỏ cây, hoa lá căng đầy nhựa sống. Khai hoang biết mấy công trình, nặng chữ ân tình thêm yêu mến quê hương.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: