CÂY SẦU ĐÂU QUÊ MẸ
Hoàng Song Việt
Lối:
Nữ: Đêm nay trời trở lạnh
Gió giao mùa lay động nhánh sầu đâu
Văng vẳng đâu đây thánh thót giọt đàn bầu
Và những tiếng mẹ ru ngọt ngào trong kỹ niệm
Nam: Ầu ơ ! chiều chiều ra đứng ngõ sau, trông về quê mẹ ờ
Ầu ơ ! trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Phụng hoàng 8 câu:
Nữ:
1/ Đó là những ngày tóc mẹ hãy còn ....xanh
(-)(+) Số phận lênh đênh nữa đường cam gảy gánh
2/ (-) Lời hẹn trăm năm bẻ bàng do nghịch cảnh.
(-)(-) Giọt vắn giọt dài nửa khóc cho chồng nữa khóc cho con
Nam:
3/ (-)(-)(-) Còn gì buồn hơn
(-) Đêm vắng cô đơn nghe ngọn sầu đâu than thở nghẹn ngào
4/ (-) Nhìn ngọn đèn chong gió lùa nghiêng ngã
(-)(-) Nghe tiếng con khờ, mơ màng khẻ gọi ba ơi
Nữ:
5/ (-)(-)(-) Rồi một nắng hai sương
(-) Gởi trọn tình thương vào cho hai đứa con khờ
6/ (-) Làm một dòng sông e ấp đôi bờ
Nam:
(-) (-) Mẹ đóng cả hai vai trong vở kịch đời bao khó nhọc
7/ (-) Mong cho con mình (-) mau sớm được thành nhân
(-) Mua gánh bán bưng giữa mưa dầm nắng hạn
Nữ:
8/ (-) Chưa hết tuổi xuân tóc mẹ đã phai màu
(-)(-) Nhưng tiếng mẹ vẫn ngọt ngào tha thiết những lời ru.
Vọng cổ:
Câu 1:
Nam: Và những tiếng ru xưa cứ buồn theo năm tháng, như tiếng vạc kêu sương giữa đêm trường lẻ bạn dù biết chẳng còn ai để thương nhớ mong....chờ.
Khi những đứa con vẫn vô tư trong tình thương vô bến vô bờ,
Nữ: Vẫn theo mẹ đến trường ngày hai buổi, vẫn nô đùa trong lứa tuổi ngây thơ. Cây sầu đâu già cội đứng bơ vơ, lá sầu đâu rơi qua mấy độ thu tàn.
Nam: Con đường làng vẫn quen lối quanh co, nghiêng ngã cánh cò trên đồng trưa ruộng sớm….
Câu 2: Nữ: Rồi chiến chinh ngập trời khói lửa, mẹ dắt dìu hai con trôi nổi chốn thành đô, tiếp tục gian truân cảnh làm thuê ở mướn để cho hai con cơm áo no lành....
Nhà tạm vách thưa dưới mái hiên đình,
Nam: Con khôn lớn mẹ lưng còng tóc bạc, gánh thân trần làm chai cả đôi vai. Con gái thành danh trên sân khấu,
Nữ: con trai đổ đạt chốn khoa trường. Như những cánh chim non rời tổ, chồng chất cho đời của mẹ nổi cô đơn.
Thơ:
Nữ: Đêm đêm mẹ vẫn chong đèn
Chờ con của mẹ bên thềm mẹ ơi
Nam: Lá sầu đâu vẫn còn rơi
Cây sầu đâu vẫn chờ nơi quê nghèo
Lý Son Sắt:
Nữ: Con nước trôi xa nguồn
Cho tủi, nghe thêm buồn
Nam: Nhìn, qua hàng lau thưa
Chợt trông từng cơn mưa
Mong nước đem lên nguồn
Niềm yêu thương hát câu thâm tình
Nữ: Ai sống trên cỏi đời
Đừng quên câu hiếu thâm người ơi
Nam: Mai kia nếu xa cội nguồn
Lòng không nguôi xót xa đầy vơi.
Câu 5:
Nữ: Chưa kịp trở lại quê xưa thăm cây sầu đâu già nua cằn cổi, thì mẹ đã ra đi về nơi vĩnh biệt giữa một đêm đông tầm tả trận mưa....buồn.
Tiếng chuông mỏ ngân nga như lời nguyện cầu mẹ siêu thoát linh hồn.
Nam: Bạn hửu thắp nhang với tấm lòng thương tiếc,và chia sẽ nổi buồn mất mát của hai con. Nhưng làm sao sớt chia được nổi buồn mất mẹ, người mẹ đã dâng trọn cuộc đời làm lẻ sống cho con.
Nữ: Cha đi lòng mẹ héo hon, mẹ đi để lại cho đời con khối sầu.
Câu 6: Ngày chúng con đã thành nhân chi mỵ, muốn trọn lòng báo hiếu với từ thân. Muốn mua tặng mẹ từng tấm khăn manh áo, muốn dâng cho mẹ từng vật lạ món ngon.
Nữ: Muốn hát cho mẹ nghe một bài ca đẹp nhất, ca ngợi tấm lòng của người mẹ thương con, thì hởi ơi mẹ đã không còn nữa,
Nam: Cho đất thãm trời đau lòng con tan nát, cho cội sầu đâu lả ngọn bởi đau sầu.
Nữ: Con đi mẹ dắt qua cầu
Trần ai muôn nẻo dãi dầu nắng mưa
Nam: Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Nhớ hình bóng mẹ chín chiều ruột đau.
Bút danh: Hoàng Song Việt - Phạm Thái Nguyên - Nguyễn Hoàng Minh Khôi - Nguyễn Phương Hồng Anh - Nguyễn Trung Thành ...
Soạn giả Hoàng Song Việt tên thật Võ Văn Xong, là một soạn giả cải lương từng giành nhiều giải thưởng tại các hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Từ người nhắc tuồng, ông viết những bài ca lẻ, rồi trở thành người chỉnh sửa kịch bản cho các đoàn cải lương.
Năm 1992, hai kịch bản Giấc mộng không tên và Sám hối đã khiến ông gắn bó với nhà hát cải lương Trần Hữu Trang. Các tác phẩm nổi tiếng khác của Hoàng Song Việt được dàn dựng, biểu diễn: Kim Vân Kiều, Hoàng đế Quang Trung, Chiếc áo thiên nga...
Gần 30 năm dấn thân theo nghiệp sáng tác, đến nay, tác giả Hoàng Song Việt đã viết, chuyển thể được khoảng 100 vở cải lương, trên 700 bài ca cổ. Trong đó, có rất nhiều vở cải lương được các đơn vị nghệ thuật dàn dựng tham gia các kỳ liên hoan, hội diễn và đoạt được các thứ hạng cao.