CHIỀU XUÂN TRÊN BẾN BẠCH ĐẰNG
Soạn giả Viễn Châu
Vọng kim lang:
Sương khói vương trên sông tia nắng phai nhuộm hồng, chị với em vui xuân, trời về chiều nước sông mênh mông, cuốn theo gió xuân bay về bầu trời chiều thoảng hương ngàn hoa.
Ngày về quê nhà vui cùng xuân mới đón xuân thanh bình lòng nghe chan chứa những yêu thương, mấy năm sống nơi quê người lòng bồi hồi bởi xa người thân.
Nay có nhau đây rồi ngày trùng phùng hãy vui đoàn viên.
Vọng cổ:
Câu 1. Chị ơi lất phất mưa rơi chị với em nắm tay nhau đi giữa bầu trời lộng gió. Chẳng biết đó là những hạt mưa rơi hay những dòng nước mắt của em rơi khi trở lại quê nhà. Tiếng gọi quê hương luôn tha thiết đậm đà.
Em có thấy không lầu cao đường phố đẹp, đất nước bây giờ đã khác hẳn ngày xưa.
Em nhớ làm sao vị ngọt múi sầu riêng. Nhớ quýt Lai Vung nhớ bưởi Biên Hòa. Kể từ ngày em phiêu bạc nẻo trời xa, hình ảnh quê hương luôn chập chờn trước mắt.
Câu 2: Hãy để chị nhìn em thật kỹ để nhớ lại những ngày chúng ta chung sống bên nhau.
Em ơi ngày em ra đi là một đứa trẻ ngây thơ bé bỏng, thế mà thấm thoát giờ đây đã khôn lớn nên người. Một khỏang thời gian đã mấy chục năm dài. Em ngồi xuống đây để chị lau nước mắt, gặp lại nhau rồi đừng khóc nữa em ơi.
Về đến nơi đây nhìn từng hạt mưa rơi em nghe lòng rộn rã một niềm vui khó tả.
Những tiếng còi tàu vang lên như giục giã báo hiệu cảnh huy hoàng của đất nước vào xuân.
Lý tòng quân:
Lâu rồi em xa rời quê mẹ, đã bao năm chị với em chia lìa.
Ngày thánh qua dần với nỗi buồn xa xứ về đến quê xưa em ngỡ như giấc mộng, giữa đêm dài nhớ thương trong những ngày ly hương.
Vọng cổ:
Câu 5: Em ơi năm tháng qua mau lứa tuổi xuân xanh không bao giờ trở lại. chị em mình chia tay từ thuở ấy tính đến nay đã hai mươi mấy năm trường.
Có lẽ đời em cũng vất vả trăm đường.
Mỗi bận xuân sang em làm sao chịu nổi cảnh tuyết trắng ngập đường bao phủ dãi rừng thông.
Rồi những buổi đông tàn trời sắp sửa vào xuân. Mỗi lần tết đến em thấy mình trơ trọi quá.
Sống ở tha hương bốn bề xa lạ chị thương cho em thân gái dặm trường.
Lý con sáo:
Xuân quê hương chan chứa vạn niềm yêu thương.
Lòng nghe nhiều bâng khuâng khi đi ngang qua bến Bạch Đằng. Trên sông nước mơ màng, ánh đèn màu như muôn ánh sao theo tiếng ca vẳng trên lầu cao. Kìa rộn ràng công viên nơi bến sông, tiếng lá reo như vẫy tay chào xuân.
Câu 6: Cái tết năm nay em được về đất mẹ, nhớ những mùa xuân nơi đất khách quê người.
Hãy cười lên đi đừng khóc nữa em ơi, hãy vui với chị để đón chào xuân mới.
Nhớ khi xa cách muôn trùng nay buổi tương phùng sao lệ cứ tuôn rơi./.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: