CHÚC ANH ĐÀI
Soạn giả Viễn Châu
LƯU THỦY HÀNH VÂN
Sương trắng nhuộm rừng thông vấn vương,
Đưa tiễn em lên đường,
Nam Sơn đây chốn chia tay phản hồi gia trung,
Hoa lá bay rơi rụng theo dòng,
Oanh yến vang lời ca tiễn đưa,
Đôi mắt hoen lệ mờ,
Bao phen toan nói với ai những điều mai sau,
Nhưng bỗng dưng em lại nghẹn lời.
VỌNG CỔ
1/ Suối biếc dãy Nam Sơn cuốn trôi từng bông hoa rụng đánh dấu buổi phân ly của Lương Sơn Bá, Chúc Anh. . . . . . . Đài
Cầm tay nhau trong nức nở ai hoài...
Ba năm qua cùng sôi kinh nấu sử, chàng vô tình cứ ngỡ thiếp là trai. Cho đến buổi chia tay, thiếp phải về quê để thăm viếng huyên đường. Sao vẫn không nói được thành câu, trong buổi chia lìa người đi kẻ ở.
2/ Suối tiễn oanh đưa não nùng hơi gió lạnh, gởi niềm riêng theo những cánh thơ hồng.
Hoa lá buồn trôi theo nước cuốn xuôi dòng.
Chỉ hoa trôi muốn mở lời tâm sự, nhưng thiếp ngại ngùng bởi bổn phận quần thoa. Thôi từ đây hai ngã cách xa, vuông khăn gấm gởi trao người bạn cũ. Kẻ chơn mây người góc biển, thiếp mong chàng sẽ rõ được tình ta.
Lối
Viên ngọc bích gởi trao nhờ sư mẫu
Lời tạ từ gắn bó cuộc hôn nhân
Nửa bâng khuâng nửa khôn xiết vui mừng
Đây sự thật hay còn trong mộng ảo
VỌNG CỔ
4/ Chàng vội vã sang Chúc gia trang để cầu hôn cùng người bạn cũ sao phong cảnh dường như ủ rũ mơ... buồn.
Hoa thắm tàn phai tơi tả rụng quanh tường.
Bên rèm châu con oanh cũng im lìm tiếng hót, khách trang đài lả chả lệ sầu tuôn. Hỏi thuyền thuyền sắp sang ngang, hỏi nàng nàng sẽ ôm cầm ra đi. Ngày em cất bước vu quy là ngày anh ôm mảnh tình si trọn đời.
5/ Trớ trêu chi tơ hồng Nguyệt lão, xe tơ loan sao lỡ mối sai đường.
Thất thểu ra đi đứt đoạn cả can trường.
Về quê cũ trong cơn mê sảng, tiếng Anh Đài theo máu nhuộm đầy khăn. Thôi còn chi một kiếp thơ sanh, yêu không trọn nên đành cam mạng bạc, gởi lại vuông khăn cho người buổi trước, máu đào tuôn đẫm ướt khăn hồng.
6/ Tiếng tiêu thiều giục giã gần xa, em bước lên xe hoa như đứt từng đoạn ruột. Quấn mảnh khăn tang tiếc thương người bạc phước, chốn suối vàng chàng hỡi có hay. Núi Nam Sơn là chỗ chia tay, nay chỉ thấy mộ phần chưa xanh cỏ. Em nguyện thác theo người yêu bạc số cho tròn duyên Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài.
Trận cuồng phong lá đỗ cát bay, đôi hồn mộng hóa thành đôi bướm trắng. Chấp cánh bay tận cuối phương trời, cho trọn lời hải thệ sơn minh.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: