CHÚT TÌNH DẠ CỔ HOÀI LANG
Soạn giả Viễn Châu
Thơ:
Mấy cánh mai vàng gởi gió xuân
Đường xa đã mỏi gót phong trần
Bâng khuâng dạo bản đàn năm cũ
Một chút ân tình gởi cố nhân…
Vọng cổ:
5) Đêm gặp nhau nơi bến nước năm xưa khi trăng khuya bắt đầu ngả bóng. Bến Tầm Dương trong một đêm sương lạnh, rượu Hoàng Hoa nhắp cạn dưới… khoang... đò.
Trăng đã lên cao trong giờ phút hẹn hò.
Em hãy chờ tôi so dây nắn phím, để em ca bài "Dạ Cổ Hoài Lang".(+)
”Từ là từ phu tướng
Bảo kiếm sắc phán lên đàng
Vào ra luống trông tin chàng
Năm canh mơ màng
Em luống trông tin chàng
Ôi gan vàng quặn đau… í… a”
Ca Chiêu Quân:
Như chim trời… lẻ bạn
(-) (-)
Chim bay về… nơi vô định
Trời xa… đất lạ
Trong mây khói mịt mùng
Kiếp giang hồ mỏi gót phong sương
Một chiều qua bến lạnh
Bỗng nhớ tới một người.
Dạ Cổ Hoài Lang:
"Đường dù xa ong bướm
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
Ðêm luống trông tin bạn
Ngày mỏi mòn như đá vọng phu
Vọng phu vọng, luống trông tin chàng
Lòng xin chớ phũ phàng
Chàng là chàng có hay
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
Bao thuở đó đây sum vầy
Duyên sắc cầm đừng lạt phai… í… a"
Về Vọng cổ:
6) Thiếu phụ nhìn tôi rưng rưng đôi mắt lệ
Ôi cô gái năm xưa tay bế tay bồng.(+)
Nhìn con đò trên sông nước mênh mông
Tôi nghe dao cắt những mảnh tình tan vỡ.
Người yêu nay đã theo chồng,
Vẫn nhớ bên lòng bài Dạ Cổ Hoài Lang!
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: