CHUYẾN TÀU HOÀNG HÔN
Lời nhạc: Minh Kỳ
Lời cổ: Viễn Châu
NHẠC:
Nam: Chiều nao tiễn nhau đi khí bóng ngã xế tà
Hoàng hôn đến đâu đây màu tím dâng trong hồn ai
Nữ: Muốn không gian ngừng trôi, níu đôi chân thời gian
Ngừng trôi cho giây phút chia ly này kéo dài
Trước khi phân kỳ, ước sao cho tàu đừng đi
Nam: Xe lăn trong đêm khuất xa rồi biết đâu tìm
Mưa tuôn bay bay sắt se lòng ướt vai mềm
Hoàng hôn dần buông mà ai còn đứng trông theo một bóng người
VỌNG CỔ:
Nữ: Tiếng còi thét vang như xé tan màn sương xám. Hãy chậm lại phút giây tàu ơi đừng vội vàng chuyển bánh, mang người tôi yêu về tận chốn xa… nào
Câu 1:
(-)(-)Chiều xuống lâu chưa mà ga nhỏ lên đèn.
Chắc trời cao cũng đau lòng giờ ly biệt, nên rót lạnh vào lòng hiu hắt giọt mưa thu.
Nam: Ga nhỏ buồn nên ga nhỏ đìu hiu, lòng tàu cũng quặn đau đến nghẹn ngào hơi máy.
Nữ: Thời gian xin dừng lại nơi đây, cho buổi tiễn đưa này thêm vài giây phút nữa
Câu 2: (Nghỉ 12 nhịp)
Nam: Ga nhỏ ngày xưa anh lén ra xem người ta đưa tiễn, nào ngờ đâu ngày nay người đến tiễn đưa mình.
Nữ: (-)(-) Tiễn đưa anh như là tống biệt một cuộc tình.
Con đường sắt với chuyến tàu vô tri giác, cũng chia rẽ được chúng mình mỗi đứa một nơi.
Nam: Ga nhỏ chiều nay thưa thớt bóng người đến đưa tiễn ai mà lập lòe mắt đỏ.
Còi thét vang vang như giục giã, tiếng thét não lòng giây phút tạ từ nhau
NHẠC:
Nữ: Màn đêm khuất trong sương là mỗi lần mong chờ
Nhìn theo phía chân mây đợi chuyến xe xưa về chưa
Nam: Nhớ hay chăng người ơi, chốn xa xôi chàng trai
Còn đem yêu thướng rắc lên muôn vạn oán hờn
Nữ: Nếu mai đây về, cũng trên chuyến tàu...hoàng hôn
VỌNG CỔ:
Nam: Đường dẫu xa xôi nhưng đường bao nghiệp nối tình chỉ đôi nơi mà vời vợi muôn… trùng
Câu 5:
(-)(-) Mưa xuống rơi rơi ướt đẫm vai mềm.
Người yêu ơi khóc đi lần sau cuối, để anh dỗ dành an ủi một lần thôi.
Rồi mai này đôi ngã xa xôi, em có nhớ có thương cũng đừng buồn, đừng khóc.
Nữ: Không có anh ai lau dòng nước mắt, bao nỗi xót xa xin trút cạn phút giây này.
NHẠC:
Nam: Xe lăn trong đêm khuất xa xôi biết đâu tìm
Mưa tuôn bay bay sắt se lòng, ướt vai mềm
Hoàng hôn dần buông, mà ai còn đứng trông theo một bóng người
Câu 6: (Nghỉ 8 nhịp)
Nữ: Tàu lăn bánh chuyển mình rời ga nhỏ đìu hiu. Sân ga lạnh một mình em thui thủi.
Nhìn con tàu lao mình vội vã mang theo mấy chuyến toa đầu chở nặng khổ đau.
Khói xuống đầy xóa hình ảnh thân yêu, ngược bước tìm anh trong màn mưa vắng lạnh.
Nam: Tàu khuất xa rồi mà em còn đứng lặng , quên cả hoàng hôn nắng tắt đã lâu rồi
NHẠC:
Nữ: Tâm tư cô đơn trách con tàu nỡ sao đành
Đem yêu thương đi đến nơi nào cách đôi tình
Nam: Đường bao nhịp nối, tình trăm nghìn mối vương theo một bóng người
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: