CHUYỆN TÌNH CÔ LÁI ĐÒ BẾN HẠ
Lời nhạc: Hoàng Thi Thơ
Lời cổ: Viễn Châu
NHẠC:
Nữ: Một xóm nghèo ven sông, có con đò tên là đò Bến Hạ.
Một gái nghèo đoan trang, nhan sắc nàng như là một đóa hoa.
Nhà vốn nghèo cho nên, sớm xa lìa sách đèn cùng mái trường.
Ngày ngày ra bến giúp mẹ đưa đò, Bến Hạ đưa đò.
Nam-Nữ: Gái đẹp đưa đò.
Nữ: Ngày tiếp ngày trôi qua, biết bao người qua đò dòng Bến Hạ.
Nhiều khách đò ngây ngô, hay trách nàng sao đò lại chóng qua.
Nam: Nhiều trai làng ba hoa, ý như là đoán nàng dùng phép lạ.
Nữ: Mà nào đâu biết sắc đẹp là mắt mờ, thấy đẹp quên giờ.
Nam-Nữ: Gái đẹp đưa đò./-
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Nữ: Mời khách sang sông sao còn ngẩn ngơ đứng đó. Hãy xuống đây em cho đò rời bến Hạ, nhịp chèo khua sóng gợn mặt sông… đầy. (-)(-) Chiếc thuyền con đưa rước đã bao ngày.
Nam: Hỡi cô lái ngoan hiền nho nhỏ, tuổi mới trăng tròn sao đã sớm gian lao? (SL)
Nữ: Nhà em nghèo chỉ một con một mẹ, nên đã rời mái trường trong lứa tuổi hồn nhiên. Đôi tay non đã buông bút buông nghiên, bến sông buồn khua chèo đưa rước khách./-
Câu 2:
Nam: Chiếc thuyền nhỏ ngày sang sông mấy chuyến. Con đò nhỏ đã mấy lần rời bến, còn cô lái ngây thơ bao giờ mới sang đò? (-)(-) Thuyền nhỏ đã sang sông, thuyền yêu còn đợi đến bao giờ?
Nữ: Cuộc đời em như gắn liền cùng bến Hạ, chưa một lần nghĩ đến chuyện sang sông. (SL)
Nam: Có lẽ gái thuyền quyên còn đợi khách anh hùng, nên con đò nhỏ vẫn chưa tìm ra bến đỗ.
Nữ: Thưa, đò đã cắm sào trên bến Hạ, qua sông rồi xin mời khách dời chân./-
NHẠC:
Nữ: Nhiều anh hùng qua sông, với câu thề quay về thì cưới nàng.
Và mấy lần xuân sang, trên bến đò quân hành người hát vang.
Tìm trong đoàn quân nhân, những anh hùng quay về từ chiến trận.
Mà nào đâu thấy bóng người tôn thờ. Lính trận không về, bến Hạ mong chờ./-
VỌNG CỔ:
Câu 4:
Nam: Bến Hạ chờ mong nên dòng sông cũng buồn hơn dạo trước. Cô lái ngây thơ nay sầu vương mắt biếc, bến Hạ đìu hiu lau lách cũng bơ… thờ. (-)(-) Đò nhỏ vẫn sang sông mà như nặng ý mong chờ.
Nữ: Ngày qua ngày đò rước đưa bao nhiêu khách, nhưng lòng cô lái đò chỉ chờ đợi một người thôi. (SL)
Nam: Người đã sang bến Hạ tự bao giờ, mà để thương để nhớ trong lòng cô lái nhỏ. Người đã sang sông khi cuối trời xa hồng lửa loạn, từ đó đến nay vẫn chưa một lần về./-
Câu 6:
Nam: Từ đó tới nay con đò xưa héo hắt, cô lái buồn sông nước cũng buồn theo.
Nữ: Đò đã đón bao người từ vùng lửa loạn về đây, em đã hỏi: có gặp người trai ngày đó.
Nam: Khách cúi đầu không trả lời câu hỏi, cô lái ngậm ngùi nhìn cuối trời xa.
Nữ: Đã mấy thu qua trên sông lạnh, người vẫn còn xa nên Bến Hạ còn chờ. (SL)
Nam: Rồi một hôm trên đò cũ người ta gặp cô lái mới, cô ngậm ngùi khi có ai hỏi cô lái ngày xưa.
Nữ: Cô lái ngày xưa đã rời bến Hạ, vào một buổi chiều có người khách lạ báo tin xa./-
NHẠC:
Nữ: Rồi tới ngày đau thương, khách qua đường đau lòng mà đứng nhìn.
Họ tên nàng bia ghi, bên nắm mộ hoang tàn người tiết trinh.
Vì chung tình cho nên cô lên đường, đi tìm người yêu mình.
Rồi trong lửa khói súng giặc điên cuồng. Giết người chung tình, bến Hạ u buồn./.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: