CÔ GÁI BÁN SẦU RIÊNG
Soạn giả Viễn Châu
NHẠC:
Nữ: Bến nước phù sa chiều xuống lâu rồi .
Sóng buồn in bóng nước mây trôi .
Đò nghèo qua sông vắng
Điều hiu bên bờ lau lách
Lá vàng rụng xuống theo mưa
Có tiếng nhạc xa diều gió theo về .
Như hờn như oán giữa hư vô .
Đàn buồn xin im tiếng .
Đừng gieo chi sầu nhân thế .
Trong lòng người mãi mong... chờ ...
Nam (nói): Ớ này em! .Em bé ơi!
Nữ: Dạ, Ông gọi tôi. Kìa! Ông định đi đâu vậy?
Nam: Tôi, tôi định xuống bến tìm một chiếc đò để qua bên kia sông .
Nữ: Dạ, thì tôi là người chèo đò đây nè
Nam: Ô ! Nói vậy em là người đưa đò? May quá!
CA KHÓC HOÀNG THIÊN:
Nữ: Thưa ông! Giờ nầy chắc không còn khách sang sông, bởi trời sắp tối.
Tôi cũng định về nhà ngơi nghĩ .
nhưng nghe tiếng đàn sao không muốn bước chân đi .
Nam: Em cũng thích nghe đàn? ......
Nữ: Tôi còn biết ca nhiều bản thật buồn .
Nam: Em bé thật là giỏi ghê ... ..
lát nữa, xuống đò và chèo ra sông rộng .
tôi sẽ ôm đàn nắn phím so dây,
đàn cho em ca những bản ca buồn .
em có vui lòng hay không? ....
Nữ: Tôi sẽ đưa ông qua bến sông này,
nhưng đàn ca làm gì hở ông?
Nam (nói): sao vậy em?
Nữ (nói): Tôi thấy suốt một buổi chiều mưa không dứt hột, ông ngồi co ro trên manh chiếu rách, ôm chiếc đàn dạo từng bản tình ca. Nhạc tuy sầu nhưng chẳng có người nghe.
Chắc có lẻ ông đang mệt lạ bởi đói cơm thiếu áo .
VỌNG CỔ:
Câu 4:
Nam: Phải, suốt một ngày thu mưa gió âm u qua từng cơn lá đổ tôi ngồi co ro bên hè phố vắng không một bát cơm để đở dạ no .... lòng. Bụng đói, tay rung mà vẫn chẳng được ôm đàn.
Dạo khúc nam ai với tơ trùng phím lạc ca bản kiếp nghèo khi kiệt sức tàn hơi .
Dường như ngoài trời mưa vẫn còn rơi, vậy nhờ em hãy đưa dùm tôi xuống bến.
Rồi tôi sẽ lần bước trên đường thôn vắng lặng để tìm lại mái nhà xưa với quán nhỏ bên đường.
Nữ (nói): Vâng! Để tôi đưa ông xuống đò. Đây! Ông ngồi cẩn thận nhé.
Nam (nói): Được rồi! Em đừng lo.
Nữ: Hò...ơ... Sông dài con cá lội biệt tăm, phải duyên chồng vợ.
Hò... ơ... Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ .
Nan (nói): Tiếng em hò nghe sao êm ái quá! Chắc lời em ca còn não nuột nhiều hơn, để tôi so giây sửa lại cung đàn em ca một bản ca buồn khi đò ngang tách bến .
VỌNG CỔ:
Câu 5:
Nữ: Ông hãy so dây trải buồn lên tơ phím, tôi sẽ kể ông nghe một chuyện buồn thương qua nghững tiếng tơ .... đồng.
Bọt nước phù sa gờn gợn chảy xuôi dòng.
Để tôi ca ông nghe một bài ca vọng cổ kể lại chuyện buồn của cô bán sầu riêng.
Ai mua sầu riêng? Có ai mua sầu riêng. Hãy dừng chân nghé quán em!
Em đây bán trái sầu riêng, nhưng em không bán tình duyên.
Nam: Trời! Bài hát đó làm sao em có? Ai dạy em ca những khúc nhạc u buồn . [ DỨT XỀ ]
Nữ: Mẹ tôi bảo rằng bài ca đó của cha tôi, một nhạc sĩ cũng tật nguyền thui thủi.
Nam: Trời ơi! cha với con tình cờ hội ngộ nhờ bản nhạc buồn em bán trái sầu riêng. DỨT CÂU 5
Nữ (nói): Cha vẫn còn sống hay sao? Vậy mà người ta bảo là cha đã chết rồi!
Nam (nói): Phải! Ai cũng tin rằng cha đã chết. Nhưng không, cha vẫn kéo dài kiếp sống cuộc đời oan nghiệt, nên ngày nay mới còn gặp mặt đứa con yêu. Con ơi ! Mái nhà thân yêu của mình giờ đây có lẽ đã điêu tàn vách đổ phên siêu. Còn mẹ con đâu? Có còn ngồi trong quán nhỏ bên vệ đường thiên lý?
VỌNG CỔ:
Câu 4:
Nữ: Mẹ con đã vĩnh viễn ra đi từ khi vườn sầu riêng bắt đầu đơm hoa kết trái, bởi mòn mỏi sầu tư trông tháng đợi năm ... chờ.
Một tối mùa thu hiu hắt khói sương mờ.
Mẹ con còn dặn con nếu con có gặp người đàn hát dạo và đàn bản nhạc buồn "Cô gái bán sầu riêng",
thì hãy nói với nguời ấy rằng: Mẹ đã thác rồi, xin đừng nhớ đừng thương.
Và nếu có trở lại ngôi vườn năm cũ, hãy nhặt lá chết phủ lên nấm mộ cho ấm lòng ai dưới đất lạnh hoang tàn.
Nam (nói): Trời ơi ! Tội nghiệp cô gái quê với tấm lòng chung thủy. Tôi đã về đây mà nàng vội bỏ đi đâu.
Câu 6:
Nữ: Cha ơi! Cha về đây rồi có ở lại với con không? Để vun vén lại ngôi vườn hoang phế.
Để nghe trong tiếng gió mơ hồ kể lể một tâm sự buồn của cô gái nhỏ miền quê.
ngồi đợi chồng trong quán lá tiêu sơ, đôi mắt lệ rưng rưng sầu dĩ vãng
khách qua đường mỗi khi có hỏi, mẹ chỉ gục đầu cúi mặt làm thinh .
đợi chờ đã mấy mùa xuân, sầu riêng rụng lá cố nhân xa rồi.
Mẹ thác rồi buồn lắm cha ơi, ngôi vườn cũ giờ đã thành hoang phế.
Kìa! Sao cha bỗng rưng rưng ngấn lệ, đôi mắt tật nguyền nức nở giọt sầu rơi.
Nữ (nói): Cha cha khóc phải không cha?
Nam (nói): Phải! Cha nghe trong tiếng gió chiều phảng phất, như mang về hương vị trái sầu riêng.
Tuy đôi mắt tối tăm nhưng khi cha vẫn hình dung chiếc quán nhỏ bên đường có người quả phụ đưa tay quấn vành khăn ...trắng.
VỌNG CỔ:
Câu 5:
Nam: Người ấy là một cô gái đã sống trong nỗi nhớ thương và trong muôn ngàn khổ hận để cho nụ cười tươi tắt lịm giửa môi .... hồng, bên quán lá đơn sơ năm tháng đợi tin chồng.
Giờ đây lá sầu riêng đã thay lời thơ vĩnh biệt chôn lấp đâu rồi bóng dáng bạn tình chung .
còn cha giờ này chỉ là một kẻ phế nhân, cả sự nghiệp chỉ có một chiếc đàn long phím .
khi ra đi khắp trời mù lửa loạn mà ngày về qụê vẩn còn u ám khói mây chiều.
Nam (nói): Con! Con hãy đưa cha đi đến mộ của mẹ con, rồi con hãy ca lên bản nhạc mà mẹ con đã dạy cho con ngày trước.
Nữ (nói): Vâng! để con đưa cha đi.
NHẠC:
Ai mua sầu riêng có ai mua sầu riêng .
Hãy dừng chân ghé quán em .
Em đây bán trái sầu riêng .
Nhưng em không bán tình duyên.
Dù cho má thắm môi hồng,
Sầu riêng chan chứa trong lòng .
Khách đa tình xin chớ vấn vương .
Để em còn đi bán sầu riêng .
VỌNG CỔ:
Nam: Có phải hồn em về trong gió lạnh, theo lá sầu riêng loáng thoáng trên mồ.
Em ơi, hãy về đây nghe bản nhạc năm xưa và nghe con kể hết một chuyện tình tan vỡ.
Nữ: Người đi cuối nẻo chân trời, lỡ cả một đời cô gái bán sầu riêng.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: