CÔ HÀNG CÀ PHÊ
Soạn giả Viễn Châu
THƠ:
Gió thổi tơi bời xác lá bay
Mưa rơi từng giọt mái hiên ngoài
Em ngồi lẳng lặng bên khung cửa
Hướng nẻo chân trời để nhớ ai.
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Nhưng qua hết khói thuốc bay bay sao nụ cười tươi hôm nay không còn trông thấy nữa, mà chỉ thấy đôi mi mờ hoen ngấn lệ hai vai như mang trĩu nặng mối……..ưu phiền.
Tôi lặng nhìn cô mà trí não mơ màng, từng giọt cà phê nhẹ rơi tí tách như giọt lệ huyền rơi rụng xuống hồn ai, gió trở chiều rồi mà tôi vẫn ngồi đây để nghe tâm tư trĩu nặng những uu phiền, một buổi chiều nơi quán nhỏ cô đơn em khóc tình duyên còn tôi sầu dĩ vãng.
Câu 2:
Cô quán ơi! Cô buồn chi mà tiếng cười tắt lịm trong một chiều mưa nơi quán lạnh bên đường, quán vắng đìu hiu lá úa rụng quanh thềm, tôi như lữ khách trên đường phiêu lãng dừng bước giang hồ ghé lại quán hàng em, thả mộng hồn theo khói thuốc mông lung để cho lòng ray rứt não nùng theo tiếng nhạc, nhìn ly cà phê rơi rơi từng giọt như ngấn lệ sầu thánh thót đọng vào tim.
THƠ:
Chiều xuống lâu rồi, mưa vẫn tuôn
Ngoài kia phố thị hắt hiu buồn
Tôi nghe rười rượi hòn du tử
Không kẻ mong chờ cũng nhớ thương.
Câu 5:
Có phải mái tóc em bay mà dư hương đã quyện lấy hồn tôi trong một chiều lá đổ, tách cà phê rơi rơi từng giọt đắng như lòng ai trĩu nặng mối……..u hoài.
Quán lá xơ rơ gió tạt mái hiên ngoài, tôi khẽ đưa tay lau dòng nước mắt chẳng biết tại khói tro tàn hay giọt lệ khóc thương ai, tâm sự cô hàng chắc cũng cay đắng như, tôi kẻ lắm gian truân người nhiều cảm lụy, giữa một chiều mưa gặp nhau nơi quán nhỏ rồi chia tay không một tiếng tạ từ.
Câu 6:
Ngoài kia trời đã ngớt cơn mưa, cô quán vẫn ngồi đó với đôi mi ướt lệ, có phải tim ai đó đã bao lần rạn vỡ không bếp lửa hồng sưởi lạnh giữa hoàng hôn, tôi muốn một lần được nắm lấy tay em để trao gởi nỗi niềm tâm sự, rồi tôi sẽ cất bước dưới bầu trời mưa gió bỏ lại sau lưng ngôi quán nhỏ bên đường. Tôi ngậm ngùi nhặt lá vàng rơi như nhặt lấy những mãnh hồn tan vỡ.
Chiều nay cuối nẻo đô thành
Một kẻ phong trần thương một kẻ cô đơn.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: