ĐÊM TÁI NGỘ
Lời nhạc: Y Vân
Lời cổ: Soạn giả Viễn Châu
NHẠC:
Em đứng đây chờ anh đã từ lâu
Sân vắng thưa người đêm cũng buồn theo
Một con đường sắt trăm con tàu
Mưa nắng sớm khuya trưa chiều
Người nhớ người thương người yêu.
Em đứng đây chờ anh trước thềm ga,
Hiu hắt cây đèn đêm giã từ xưa.
Ngày xưa vội vã trong mưa nhòa
Ngay lúc đón anh quay về
Thì sao thời gian chậm qua.
Thì sao thời gian... chậm... qua....
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Giã biệt đêm nay rồi đêm nào tái ngộ chuyện tình chung gởi trọn cố nhân… rồi. (-)(-) Kẻ nhớ người thương qua mấy dặm mây trời. (+) Con tàu xưa không hẹn ngày trở lại, cớ sao mình cứ mỏi mắt nhìn theo. (SL) Núi bạc đầu bởi tuyết phủ sương chan, em bâng khuâng bởi nhung nhớ một người. Đứng chờ ai trước cửa sân ga, khi thu đã bắt đầu dưới cành ngô đổ lá...ơ./-
Câu 2:
Bạn tình ơi kể từ khi dòng đời hai ngã, thì mảnh tàn hoa hương sắc đã phai rồi. (-)(-) Thương nhớ làm sao cố gượng hé môi cười. (+) Thu về đây mang theo bao gió lạnh, để lòng mình quá thổn thức chơi vơi. (SL) Nhớ ngày nào tiếng hẹn giữa đầu môi, đời vĩnh viễn không bao giờ ngăn cách. Con tàu đi mang nỗi buồn kỷ niệm, cuộc tao phùng xa lắm bạn lòng ơi./-
THƠ:
Kẻ nhớ người thương tình viễn xứ
Người đi đi mãi vẫn chưa về,
Con tàu mang mệnh sầu ly biệt
Đỗ ở ga nào lạnh tái tê.
Đêm buồn ướt đọng sương khuya
Lệ buồn ướt đọng vành mi chung tình.
Sân ga một bóng một hình
Đêm nay ngồi kể chuyện mình mình nghe.
VỌNG CỔ:
Câu 5:
Đêm giã từ nhau có hẹn đêm tái ngộ chuyến tàu xưa đã trở lại giữa đêm… buồn. (-)(-) Em rũ cho anh những vết bụi phong trần. (+) Nói gì đây trên đôi môi mấp máy, mới mở lời giọt lệ đã trào tuôn. (SL) Anh dìu em đi dưới ánh đèn đêm, soi đôi bóng đang nhịp nhàng chậm bước. Gió trở lạnh ngàn cây lướt thướt, đêm từng đêm lạnh buốt khuê phòng./-
NHẠC:
Anh bước xuống tàu ngơ ngác vài giây
Khi thấy em cười sau ánh đèn soi
Nhìn nhau mà nói không nên lời
Nơi cũ lúc xưa tay rời
Thì nay lại tay cầm tay.
Câu 6:
Nắm lấy tay nhau lệ trào theo khóe mắt, em khẽ ca lên những tiếng hát ân tình. (SL) Tiếng hát yêu đương tự ngày xưa, thuở đôi ta chưa biết sầu ly cách. Đêm nay giữa chốn khuê phòng, so dây dạo bản tương phùng em nghe./.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: