ĐÊM XUÂN ĐỢI CHÀNG
Lời nhạc: Nguyễn Hữu Thiết
Lời cổ: Viễn Châu
NHẠC:
Chàng ra đi có nhớ chăng
Một đêm xuân dưới ánh trăng
Dìu nhau trên đường vắng
Nhịp đôi tim thầm lắng
Nhìn trời xuân mờ màng
Mà bao xuân nay đã qua
Lòng em đây vẫn thiết tha
Mộng đêm xuân đẹp ấy
Tình đôi ta còn đấy
Đợi chàng bao xuân rồi.
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Tiếng đàn xuân gieo nỗi buồn nhung nhớ cánh hoa xuân làm tan vỡ mộng tao... phùng. (-)(-)
Một mùa xuân mong đợi biết bao lần. Gió ngựa phi gập ghềnh ra biên ải, chàng đi rồi có nhớ đến ai chăng? (SL) Khúc ca sầu tràn ngập nỗi nhớ thương, cánh hoa xưa thấp thoáng rụng quanh tường. Em vẫn còn chờ đợi bóng tình quân sẽ trở về giữa mùa xuân chiến thắng.
Câu 2:
Nhớ hay chăng giữa một đêm xuân mộng rượu, hoàng hoa đã cạn chén ân tình. (-)(-) Đâu biết giờ đây phải tưởng bóng thường hình. Tiễn chàng đi với vạn lời nhung nhớ, một mối tình ấp ủ trọn mùa xuân. (SL) Thấp tùng hương em thầm gọi cố nhân khi gió ngựa đã chìm trong dĩ vãn. Chén ly bôi chúng mình đã uống cạn nhưng chén tao phùng còn hẹn mấy mùa xuân.
NÓI LỐI:
Xuân đã về đây, hỡi cố nhân
Hoa xuân nở rụng đã bao lần
Lửa binh từ độ mù biên ải
Thổn thức cung đàn lạnh khối chăn.
Có nhớ chăng người quan ải xa
Đêm đêm bàn bạc ánh trăng ngà
Song thưa có kẻ ngồi nhung nhớ
Lẻ bóng đêm tàn dạ thiết tha
VỌNG CỔ:
Câu 5:
Nhớ cánh chim bay nhớ màng sương trắng nhớ vầng trăng thấp thoáng rụng bên... cầu. (-)(-)
Biền biệt người đi chưa trắng nợ công hầu. Ôm đàn lên em so dây nắn phím, khúc phượng cầu dạo lại bản đàn xưa. (SL) Mực hoà theo nước mắt chép thành thơ giữa đêm lạnh sao mờ trăng gác núi. Câu mong nhớ câu chờ câu đợi gởi về nơi sương khói biên thuỳ.
NHẠC:
Lời nguyện xưa ghi ghắc sâu
Dù đôi ta xa vắng lâu
Kỷ niệm không nhạt phai
Tình yêu ta còn mãi
Đợi chàng đến xuân này.
VỌNG CỔ:
Câu 6:
Nhấp chén ly bôi em say rồi lại tỉnh khi gió đêm xuân thổi lạnh chốn huê phòng. (SL) Mõ cầm canh khoan nhặt từ đầu thôn, ngỡ gió ngựa người xưa đã trở lại.
Đêm xuân có kẻ mơ màng,
Hoa rơi chưa tỉnh nguyệt tàn chưa hay./.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: