ĐÊM ĐÔNG LẠNH LÙNG
Soạn giả: Viễn Châu
Lý con sáo
Nữ: Hỡi… đông sang
Tuyết trắng mịt mờ không gian
(+) (+)
Nam: Lòng chạnh tình quê hương
Đêm cô đơn thức suốt canh tàn
Nước mắt cứ tuôn tràn (+)
Nữ: Hồi chuông buồn từ xa vẳng đưa
Thêm nhớ nhung tuổi thơ ngày xưa
Nam: Ngồi lặng nhìn theo bông tuyết bay
Đêm đã khuya tôi vẫn mong chờ… ai?
Vọng cổ
1. Nữ: Thức suốt đêm đông một mình nơi gác nhỏ. Trông xa xa nơi đầu cây ngọn cỏ, tuyết trắng bay bay theo ngọn gió… đông…… về.
Cuối nẻo trời xa trong năm tháng đợi chờ.
Nam: Nhớ làm sao nơi miền quê cũ, có người mẹ già mái tóc điểm màu sương. (+)
Ở phương này con làm kẻ ly hương, giọt phiêu linh từng bước độc hành.
Nữ: Mưa nắng dặm trường chở nặng hành trang, tính đến nay đã mấy mùa tuyết đổ…
2. Nam: Tiếng gió vi vu giữa đêm dài lướt thướt, trời về khuya thêm lạnh buốt canh trường.
Hiu hắt đèn đêm soi bóng nhỏ bên đường.
Nữ: Tiếng chuông giáo đường xa xa giục giã, như gợi nỗi niềm tâm sự kẻ hoài hương. (+)
Nam: Trắng đêm rồi giấc ngủ vẫn chưa yên, lòng nặng trĩu một nỗi sầu viễn xứ.
Ngót mấy mươi năm làm thân lữ thứ, vọng hướng quê nhà vời vợi nẻo trời xa…
Lưu thủy hành vân
Nam: Trông tuyết lạnh lùng bay theo gió đông,
Trời nữa khuya lạnh lùng.
Nữ: Đêm nay, sao thấy… bơ vơ thương đời ly hương.
Đâu biết ai tâm sự canh… trường…
Vọng cổ
5.Nam: Đất khách đêm đông lạnh lùng nghe tiếng gió. Nửa giấc nam kha trong đêm dài mộng mị, gởi về đâu tâm sự kẻ… xa…… nhà.
Chạnh nỗi niềm riêng nên suối lệ chan hòa.
Nơi đất khách bốn bề xa lạ, con như cánh chim trời bạt gió giữa hoàng hôn.(+)
Kẻ từ ngày con làm kẻ ly hương, mỗi lần tuyết đổ là mỗi lần thương nhớ.
Nữ: Nơi quê cũ với tháng ngày quạnh quẽ, đêm từng đêm mẹ vẫn đợi con về.(+)
(8 nhịp)
6.Nữ: Đèn hiu hắt soi mờ qua phố nhỏ, tuyết trắng rơi nhiều trắng xóa dãy rừng thông.
Nam: Chẳng biết chốn quê nhà mẹ có mạnh lành không? Mỗi khi gió bấc thổi xạc xào bên vách lá.
Con ở đây, nơi quê người xứ lạ… nhớ mẹ hiền sớm đợi, chiều trông.
Từ ngày làm kẻ ly hương, nhìn bông tuyết đổ mà thương cho mẹ già. (+)
Nữ: Nơi quê nghèo một nắng hai sương, mẹ sống thui thủi khi chiều tàn bóng xế.
Thương con năm tháng xa nhà,
Mái tóc mẹ già như tuyết trắng mùa đông.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: