ĐỜI
Soạn giả Viễn Châu
Nói lối
Muốn sống cho ra một kiếp người,
Đời còn cay nghiệt, lệ còn rơi.
Mỗi khi thất vọng hờn nhân thế,
Mở miệng thầm than một chữ đời.
Vọng cổ
1./ Mỗi khi lỡ bước sa cơ người ta thường nói đầu xanh có tội, và mỗi khi cùng đường danh lợi thì người ta thuờng đổ cho vật đổi sao......... dời.
Hễ vừa cất lên tiếng khóc tu oa thì người ta gọi là chào đời.
Đó rồi thời gian qua trở thành một người trên vũ trụ, cũng thương ghét, giận hờn, cũng sầu nhớ, buồn vui. Khi đắc thời cũng biệt thự xe hơi, cũng cao lâu tửu quán trà đình, đến khi hết thời cũng dám ngữa tay xin, từng một bát cơm để no lòng đỡ đói.
2./ Thấy ngừơi sang bắc quàng làm họ, còn thân thích bà con nếu tay không thì đừng viếng, đừng thăm cho thêm luỵ thêm phiền.
Ta chỉ chơi với kẻ cao sang, và bạn với kẻ có uy quyền.
Cháy nhà hàng xóm bằng chân như vại, ai đói nghèo, trối mặt người dưng. Giữa cõi đời ta là kẻ tinh khôn, thừa nước đục thả câu mới sống chứ, chớ ai dại dột thả mồi bắt bóng, để cuộc đời trầm lặng tựa hồ thu.
4./ Ta ghét những ai thốt lên câu “đời không có gì đáng sống”, chứ còn ta thì vợ đẹp, con khôn, tiền non, bạc biển, mỗi bước ra đi là võng lọng huy.... hoàng.
Ta làm rạng rỡ ông cha và đẹp mặt họ hàng.
Ta không giết ai để tranh quyền đoạt của, cũng không van lạy thánh thần để bố đức thi ân. Ta sống giữa đời vì ta khéo, ta khôn, ta biết quỳ luỵ khi ngừơi giận dữ, nhưng ta cũng biết van lơn khi mình hữu sự, và biết làm cao khi nắm được uy quyền.
5./ Đời đã đá thốc vào lưng ta mấy lượt, nhưng cũng có nhiều phen ta vật đời ngã tung và cất tiếng reo cười.
Ta vỗ ngực xưng tên ta là một kẻ thức thời.
Nhưng buồn thay có nhiều đêm không ngủ, ta nghe tiếng đồng hồ tíc tắc thâu canh. Ta thấy chán chường cho hai chữ “lợi danh”, đời là gì nếu không phải là một trò dâu bể, tại sao người ta cứ mãi tranh giành, xâu xé, rốt cuộc cũng chung vô giữa nắp quan tài.
6./ Ôi đời, đời là gì mà người ta cứ mãi chém giết lẫn nhau. Thằng khố rách trở nên ông phú hộ, kẻ bạo ngược chết banh thây giữa chợ, cấu xé tranh giành manh áo, bát cơm. Nhưng sống trên đời là chấp nhận khổ đau, đâu lẽ đứng đó mà khóc than thế sự. Có đắng, có cay, có buồn, có khổ, nên người ta mới gọi nó là đời.
Thôi thì còn đời ta cũng ráng sống mà chơi, đời thay đổi, ta cũng tuỳ cơ mà thay đổi. Ðã sanh ra giữa đất trời, đừng oán hận đời cho khổ trí lao tâm.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: