ĐỜI VŨ NỮ
Soạn giả Viễn Châu
Nói lối:
Khi nghe tin em đã chọn nghề vũ nữ,
Tôi muốn kêu trời lên cho vợi bớt sự buồn đau.
Em ơi em đã sống biết bao năm dưới ngọn đèn màu,
Em không nhớ cảnh nhà xưa nơi thôn xóm cũ.
Vọng cổ
Câu 1:
Em cũng là gái nết na có học hành có sắc đẹp, tại sao em không thể sống yên vui với một ông… chồng.
Em lại che nét nhà quê bằng phấn trắng môi hồng.
Em chỉ biết lấy đầu môi chót lưỡi, với ánh mắt đưa tình cùng khách lạ muôn phương. Người không quen em cũng nói chuyện yêu đương, kẻ xa lạ em cũng kề vai cọ má. Em không nhớ mẹ, nhớ chồng, nhớ cô bác bà con, và cả họ hàng xứ sở.
Câu 2:
Mỗi khi bóng hoàng hôn buông xuống là em tô son điểm phấn, sống lả lơi với muôn ánh đèn màu. Nhưng nếp son phấn kia không che được nhăn nheo của đôi má dạn dày.
Em ơi nếu ai có hỏi vì sao em lại hành nghề vũ nữ, thì anh khuyên em đừng có đổ thừa cho hoàn cảnh nó đẩy đưa. Em ơi không có hoàn cảnh nào đẩy đưa một cô gái quê để trở thành cô vũ nữ. Một đóa hoa xuân đã biết bao lần thay đổi chủ, và biết bao gia đình đã sụp đổ vì em.
Câu 3:
Trong những tiếng nhạc loạn cuồng, những ly rượu bốc lên mùi ân ái, từ những cái tên Lệ Hồng, Ánh Ngọc, Tuyết Trinh… những nụ cười lơi lả, sao tôi nghe phảng phất đâu đây mùi hoa đồng cỏ nội, xen lẫn với mùi nước mặn phèn chua. Các em trước đây là những cô gái quê, sống dịu dàng nơi cảnh quê yêu ngã cũ, rồi vì vật chất phồn hoa cám dỗ, mà ngã sa trong cát bụi đôthành.
Nói lối:
Em bảo rằng em yếu đuối nên không quen nghề ruộng rẫy,
Em ít học hành nên không tìm việc nuôi thân.
Em cũng không rành chuyện buôn gánh bán bưng,
Mà chỉ chuộng việc tô son điểm phấn.
Câu 5:
Em ơi cha mẹ sanh con ra dù gái hay trai cũng mong đến ngày khôn lớn, được vẻ vang nên vợ nên… chồng.
Nhưng rủi ro em là chuyện tình duyên như bọt nước xuôi dòng.
Có nhiều đêm anh thấy một ông lão nhà quê hay là một chàng trai hiền hậu, họ đứng nép mình nhìn lên tận lầu cao. Anh đoán chắc rằng họ là những người cha, người chồng đang tìm vợ tìm con giữa đô thành hoa lệ. Trong khi mà thân xác các em thì đã bao phen bướm chán ong chường.
Câu 6:
Không biết cái ông thánh ông hiền nào mà lại đặt ra cái câu ‘nam nữ thọ thọ bất tương thân’. Nhưng mà mỉa mai thay, thân hình của em thì mỗi ngày một thay đổi, và em đã được triệu triệu người ôm ấp ở trong tay. Rồi giờ đây giữa cái đô thành hoa lệ này, vẫn còn có một anh chàng văn sĩ gàn như anh còn ngồi đọc sách chữ Nho, nói chuyện thánh hiền, trong khi mà vũ trường thì vẫn đang mở cửa. Mà các em thì vẫn cứ mê say bên vũ khúc rượu nồng.
Anh mong rằng về sau, cái tự điển của nước nhà Việt Nam sẽ bôi xóa đi cái danh từ ‘vũ nữ’, để cho những cô gái quê mùa được trở về với cảnh ruộng lúa nương khoai./.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: