ĐỪNG TRÁCH ĐA ĐA
Lời nhạc : Võ Đông Điền
Lời cổ: Viễn Châu
NHẠC:
Nữ: Rồi con chim đa đa
Ngẩn ngơ đứng trông về chốn xa,
Còn âm vang câu ca ngày em buớc chân đi theo chồng.
Nam: Lời ru nghe mênh mông
Ngày đưa tiễn em rời bến sông
Nhìn mây trôi mênh mông
Nơi quê chồng em có buồn không?
Nữ: Thời gian trôi qua mau,
Nhiều khi ngỡ như là giấc mơ.
Đời không như trong mơ,
Tình yêu có mấy ai đâu ngờ
Nam: Thà như mây lang thang
Nhờ cơn gió đưa về chốn xa
Đừng như chim đa đa
Sao vô tình cho buồn người ta…
Nữ: Canh đã tàn canh sao mấy rặng thùy dương vẫn lao xao tơi bời trước gió ,thôi đa đa ơi hãy ngưng đi tiếng gọi đàn nức nở mà chạnh lòng ai đang lận đận bước…
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Giang hồ, tiếng hẹn người xưa còn lạ mối duyên hờ ,có phải chăng tiếng chim khuya là những lời óan trách hay khúc nhạc buồn dang dở bản tình ca, anh ơi mộng tàn rồi thì tình cũng chia xa kẻ ở ven mây còn kẻ cuối chân trời, đừng trách ai làm nên cảnh chia phôi để kẻ ra đi thêm nặng lòng tưởng nhớ.
Câu 2:
Nam: Em ơi tiếng nhớ thương qua cung cầm não ruột/ hòa lẫn tiếng đa đa thê thiết vọng canh trường/ nữa giấc mơ yêu là nữa cuộc tình buồn/ bến cũ còn đây cội đa già còn đó,nên kẻ đăng trình vẫn chín nhớ mười thương,nét chữ ân tình anh còn ấp ủ trong tim / những mong ngày tái ngộ sẽ vui niềm hạnh phúc/ tiếng ái tiếng ân dưới trăng thề chưa tắt sao nay trở thành chót lưỡi đầu môi.
NHẠC:
Nữ: Ai làm ,ai làm cho giọt mưa tuôn ,
Ướt con bướm vàng khi đậu nhánh mù u
Nam: Chim chuyền nhành ớt nhành dâu
Lấy chồng xa xứ biết đâu mà tìm.
Tìm em như thể tìm chim,
Chim bay biển Bắc,anh tìm biển Nam
Chiều chiều ,chiều chiều ra đứng bờ sông
Giây phút chạnh lòng em có trách đa đa
Nữ: Xin anh đừng trách đa đa ,
Xin anh đừng trách đa đa…
Nam: Trời mới sang thu sao tim tôi bắt đầu giá lạnh,có phải tiếng chim đa đa giữa đêm dài gọi bạn đâu biết ngoài kia có ai nhớ …
VỌNG CỔ:
Câu 5:
Ai sầu ,tiếng hẹn ngày xưa như nước chảy qua cầu, dòng nước vô tình trôi đi vạn ngã, tôi ở nơi này buồn bã lắm em ơi, hai chúng mình giờ có một khoảng cách xa xôi, trên đường duyên nợ đã hết rồi oan trái, một cuộc từ ly là chia lìa mãi mãi đâu còn mong chi cơ hội tái tương phùng.
NHẠC:
Nam: Ai làm, ai làm cho giọt mưa tuôn,
Ướt con bướm vàng khi đậu nhánh mù u.
Nữ: Chim chuyền nhành ớt nhành dâu
Lấy chồng xa xứ biết đâu mà tìm
Nam: Tìm em như thể tìm chim,
Chim bay biển Bắc, anh tìm biển Nam.
Nữ: Chiều chiều, chiều chiều ra đứng bờ sông.
Giây phút chạnh lòng em có trách đa đa
Nam: Xin em đừng trách đa đa,
Xin em đừng trách đa đa…
VỌNG CỔ:
Nữ: Nước mắt tuôn rơi đầm đìa trên cỏ rối/ lặng lẽ em đi qua ngõ tối không đèn, từ đâu vọng về tiếng hát của đa đa, tiếng chim lẻ bạn hay tiếng hồn nhân thế.
Sáng mai em đã theo chồng.
Nghe tim lạnh buốt, nghe lòng xót xa.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: