GÁNH NƯỚC ĐÊM TRĂNG
Soạn giả Viễn Châu
Sương thu lạnh bao trùm khắp nẻo
Trăng đêm nay dìu dịu cả không gian
Tôi với em gánh nước cạnh đình làng
Mùi cỏ dại mơ màng trong đêm vắng
Vọng cổ:
1/ Nước giếng trong giữa đồi cát mịn, ánh nguyệt mờ soi đôi bóng giao....... kề.
Dưới trăng khuya tôi với em quảy gánh ra về...
Giữa không trung tiếng sáo diều khoan nhặt, như tiếng hẹn hò của đôi mảnh tình quê. Em trước tôi sau, cùng sánh vai nhau đi giữa đường mòn, đôi mắt lưu luyến nhìn nhau, khi đến ngã ba đường là chổ chia tay để trở về xóm nhỏ.
2/ Cuối năm ấy tôi phải đi làm ăn nơi miền rừng sâu núi thẳm, trước khi đi tôi còn căn dặn em rằng...
Em có thương tôi thì đừng vội lấy chồng...
Tôi sẽ ra đi miền viển xứ, quê người vẫn giữa dạ chờ mong... Gìn lòng hai chữ ngỡi nhân, yêu ai yêu chỉ một lần mà thôi... Em cười em bảo với tôi , thề có đất trời em không phụ anh đâu.
3/ Đêm sau chờ em đi gánh nước, tôi đón tại ngã ba đường dưới rặng mù u... Tôi không nói được nữa câu, vì vừa toan mỡ lời từ biệt thì đôi mắt em đã rưng rưng đôi dòng lệ. Tôi vội lấy khăn ra lau nước mắt và gánh hộ cho em đi một đổi đường gọi là lần cuối cùng giúp đỡ cho nhau... Khăn tay tôi cất đem theo, còn in nước mắt bạn nghèo năm xưa... Quê người dãi nắng dầm mưa, làm sao quên kẻ sớm trưa đợi chờ.
Tân nhạc :
Đêm nay vầng trăng khuya
Như mơ màng lẻ bóng
Bên giếng xưa bơ vơ
Mình tôi thẩn thờ trông ngóng
Ai nỡ quên câu thề ngày nào
Đành sang ngang giữa ngày ly cách
Tôi quay về lòng vương vấn...... tơ sầu...
Vọng cổ:
4/ Ba năm sau tôi trở về quê củ, gánh nước đêm trăng để tìm lại kẻ chung.... tình.
Quảy gánh lên vai tôi thờ thẩn một mình...
Nước giếng trong leo lẻo soi bóng hình tiều tụy của tôi. Tiếng gà đã gáy tàn canh, trăng mười tám đã nhô lên khỏi đầu khóm trúc... Tôi ngồi khoanh tay bên đôi gàu nước, lòng bâng khuâng chưa vội bước chân về.
5/ Nước giếng trong như mối tình trong trắng tự ngày xưa chẳng thể phai mờ...
Cớ sao em vội bước sang ngang không đợi không chờ...
Chồng của em ở miền đô thị , lại là người tốt mã giàu sang, còn tôi mặt nám da đen bởi mưa nắng của miền rừng sâu núi thẳm... Sau ba năm trở về quê với hai bàn tay trắng, biết bán cho ai mua một tấm chung tình.
6./ Hò ơ........... ơ .... ai phụ tôi có đất trời chứng giám...
Phận tôi nghèo đâu xứng đáng cùng ai...
Tưởng giếng sâu tôi nối sợi dây dài...
hay đâu giếng cạn tôi tiếc hoài sợi dây....
Trăng ơi trăng sáng làm chi khi lòng tôi đang u tối... nước giếng sâu trong vắt sao tình của ai kia như vũng nước trong bùn.
Đêm nay dưới ánh trăng khuya, tôi lại thẩn thờ ra đi gánh nước... Ngồi trên bờ giếng một mình, có ai giải mối hận tình cho tôi...
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: