HAI CHUYẾN SANG SÔNG
Soạn giả: Viễn Châu
Nhạc:
-Theo cô hàng chè tươi
-Lung linh sóng nước trên con đò vắng
-Nhớ thương ai trong kiếp sống phiêu bồng
-Bên lửa khuya ôi muôn ngàn cay đắng
-Ước mong sao tàn chinh chiến anh quay về
-Sông xanh nước biếc soi đôi hình bóng
-Tiển đưa nhau cho lệ đổ tuôn giòng
-Bao vấn vươnG trong tâm hồn xao xuyến
-Nhớ thương nhau xin đợi buổi tao phùng
Vọng Cổ:
Câu 1:
Một chuyến sang sông vào cuối mùa thu năm trước, trên bến chia ly ai khóc đợi cố nhân về... Một gối hành trang chở nặng kiếp sông hồ. Mặt nước Trường Giang gợi buồn lau lách, mây tím chân trời nhạt nắng chiều hôm... Xa cách nhau rồi ai có bâng khuâng, đêm lạnh về khuya trở giấc một mình chợt nhớ chuyện tình trong lứa tuổi thanh xuân, đưa mộng vào hồn tàn canh lẻ bóng.
Câu 2:
Từ buổi người đi sông buồn theo mây nước, bến hẹn đò neo đợi khách quay về... Nhưng vẫn hoài công với số kiếp đợi chờ, bên bếp lửa khuya trong khoan thuyền bé nhỏ, nghe tiếng gió gào nàng ngỡ tiếng người yêu, mưa gió tiêu điều trên bến vắng cô liêu, nay chỉ thấy hơi sương lạnh bồng bềnh trên mặt nước, rồi ôm cô đơn vào trong mộng ước, lạc lõng ân tình qua giấc điệp triền miên...
Câu 3:
Người đi rồi vui với thú trời mây, có còn nhớ con đò neo bến cũ, một chuyến sang sông nặng niềm tâm sự, mặt đợi môi chờ năm tháng đìu hiu, gió trở chiều rồi lạnh lắm người ơi, sương nhỏ giọt như khóc cho tình tan vỡ, đón đêm về trong kinh hoàng lo sợ, ai thẫn thờ ngồi đếm bóng trăng sao.
Bây giờ người ở nơi nào
Trần gian vạn nẻo biết đâu mà tìm
Rượu tình chưa cạn hơi men
Chưa say ân ái mà quên sao đành.
(Thơ)
Sóng gợn tràng giang, chiều tiễn đưa
Không ai hò hẹn cũng mong chờ
Đèn khuya thấp thoáng mờ nhân ảnh
Nửa giấc u hoài, lạnh ý thơ...
Vọng cổ:
Câu 4:
Trong giấc ngủ cô đơn với nỗi buồn trống trải, ta mơ màng như nghe từ bên kia sông văng vẳng tiếng ai gọi sang đò... cho thuyền sang ngang tách bến cập bờ, nhưng khách sang sông không phải người năm cũ, dưới ánh trăng mờ ta tưởng hồn ma, vừa hiện về trong canh vắng đêm khuya, qua khuôn mặt đã biến hình đổi dạng, rồi thét lên tiếng kinh hoàng và ngất lịm, mặc cho thuyền trôi theo nước cuốn xuôi dòng.
Câu 5:
Chết lịm con tim bởi nhân tình thế thái, chạnh một niềm đau buốt tâm hồn, thôi thì còn gì đâu mơ ước chuyện tao phùng, hai chuyến sang sông bây giờ cách biệt, ngày đi hẹn hò ngày trở lại ly tan.
Tật nguyền nên phải dở dang
Đau thương lịm kín chuyện tình ngày xưa
Đò chiều đậu bến lau thưa
Ai đành quên buổi tiễn đưa một người
Nhạc:
Tôi như lá chết bay theo chiều gió
Cuốn trôi bao dĩ vãng xa mờ
Cô lái xưa đã quên người năm cũ
Đớn đau cho ngày tôi bước chân về
Vọng cổ:
Câu 6:
Tôi lại ra đi với nỗi buồn tâm sự, trăm đắng ngàn cay nặng trĩu trong lòng, bức thư tình viết vội dưới bóng trăng non, xin gởi lại với đôi dòng vĩnh biệt.
Người xưa bỏ bến đi rồi
Vương vấn trọn đời bởi hai chuyến sang sông.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: