HAI MƯƠI NĂM LÀM THÂN VIỄN XỨ
Soạn giả: Viễn Châu
Hò ơ… đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc.
Gió nào độc bằng gió Gò Công.
Tháng mười trời đã lập Đông nhớ miền quê cũ.
Hò ơ… nhớ miền quê củ nước mắt thầm nhỏ tuông.
Vọng cổ:
Ai có về quê tôi xin gởi đôi lời thăm hỏi, dù hai mươi làm thân viễn xứ tôi vẫn còn thương còn nhớ một phương…
Câu 1: …trời…Thấm thoát bao năm với kỷ niệm xa vời…Nhớ người mẹ mái đầu điểm trắng, đang thẩn thờ tựa cửa chờ con.+ Trời sang Đông ruộng lúa ngát hương thơm, hoa bưởi hoa cao rụng trắng sân trường.Vài tiếng gà xao xát đầu thôn, như nhớ như thương một mối tình viễn xứ.
Câu 2: Mẹ ơi tình mẫu tử vẫn nặng nề tha thiết, sao con lại ra đi cách biệt mấy phương trời… Nhớ mẹ già nua trong kiếp sống đoạ đày… Ai săn sóc mẹ lúc trời trở gió, khi mớ tuổi già đã chất nặng quằng vai.+ Dưới mái tranh nghèo gió tạt mưa bay, trong xóm nhỏ với chuổi ngày lao khổ.Mỗi một mùa xuân trở về bên song cửa, là mỗi một lần suối lệ tràng mi.
Câu 3: Nhớ những đêm xuân làng quê mở hội, nhộn nhịp tưng bừng luật lệ Kỳ Yên. Lòng gái trai náo nức bâng khuâng khi tiếng trống tự đầu thôn giọng đến.Trên những lối đi lập loè bầy đom đóm, đang soi đường như kết hội hoa đăng. Tiếng sáo diều lơ lửng giữa không trung, như khúc nhạc tưng bừng rộn rã. Ai đã ra đi mới biết đường xa xứ lạ, lại không phút giây hoài vọng chốn quê nhà.
Lý Con Sáo:
Ta ra đi.
Xa cách quê nghèo thân yêu.
+ +
Đời phong trần ngược xuôi.
Ta lang thang trong gió bụi biên thuỳ.
Thấm thoát mấy xuân rồi.+
Lòng bồi hồi khi trời lên gió Đông.
Như báo tin đến đây một mùa xuân.
Mà quê nghèo từ khi cách xa.
Bao nhớ nhung chỉ riêng mình ta.
Vọng cổ:
Sau lúc mỏi mê trên bước phiêu lưu để chạy theo bóng hảo huyền danh lợi, ta cảm thấy ngậm ngùi hối tiếc quãng ngày xanh đã đánh mất tự lâu…
Câu 4: …rồi… Ôi những tình cảm thiêng liêng cao quý nhất của con người… Thời son trẻ biết bao giờ tìm lại được, kỷ niệm xuân thời đã lẩn trốn trong cát bụi thời gian.+
Nằm đây mà nhớ quê hương.
Xót xa thân thế chán chường lợi danh.
Mỏi mòn sau cuộc đua tranh.
Giựt mình nhớ lại tóc xanh phai rồi.
Câu 5: Có nhiều đêm ta nghe lòng ray rứt nhớ quê hương nên giọt lệ chan hoà… Năm tháng ưu tư nên già trước tuổi già… Trong cơn lốc của bạc tiền danh vọng, giữa thăng trầm thế cuộc biển dâu.+ Hình ảnh quê nhà bổng chợt đến về giữa đêm thâu, biết ai là kẻ cùng chung cảnh ngộ. Trong những đêm nảo nùng mưa gió, có ngồi suy tư tưởng nhớ một phương trời.
Câu 6: Trắng đêm rồi giấc ngủ vẫn chưa yên, lòng rạo rực muôn ngàn tiếc nhớ. Nghe văng vẳng từ đâu vọng lại, tiếng côn trùng reo rắc tỉ tê. Ta ngỡ đó là tiếng vọng hồn quê, tiếng trách móc của quê hương xứ sở. Vội ghi lên giấy trắng mấy lời tâm sự, gởi gấm tình thương trên nét chữ chân thành.+
Để tâm hồn mình hoà chung với tạo vật thiên nhiên và gởi gấm cho ai để gọi là tri kỷ.
Tôi mong ước được nằm yên giữa lòng đất mẹ, vì tự nghĩ bao giờ tình cảm cũng là hơn.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: