LAN VÀ ĐIỆP
Viễn Châu
Nói lối
Lan xơ xác sấu ai Lan rũ cánh
Bướm lỡ làng duyên phận bướm cô đơn
Mộng lòng tan theo năm tháng tủi hờn
Nơi phật tự còn vương mùi tục lụy.
Vọng cổ
1. Điệp ơi! Cánh bướm năm xưa hãy bay đi đừng trở lại, vì em hiện nay chỉ là một đóa… Lan… tàn…
- Em biết anh chẳng dạ phũ phàng…
Nhưng kiếp này đã lỡ xin Điệp đừng lưu luyến chi Lan (-) Hãy để cho em yên tâm rảnh dạ tu hành,mượn kinh kệ chốn thiền môn để phôi pha mối sầu vạn cổ…
2. Khi tiếng mõ công phu nện đều trên chánh điện thì suối lệ đầy vơi cũng thắm đượm áo nâu sòng….
Tiếng hẹn năm xưa còn nhớ mãi bên lòng…
Nếu chẳng cùng anh xây tổ ấm
Thân nầy nguyện gởi chốn thiền môn (-)
Trời ơi! Lời đoan thệ năm xưa đã thành sự thật, bởi từ khi Điệp đi cưới vợ thì Lan cũng gởi kiếp xuân tàn nơi cửa từ bi.
3. Điệp ôi! Đời Lan đến ngày nầy còn kể đen làm chi, Lan đã xây đắp một hy vọng tương lai để được cùng ai nên nghĩa gối chăn trong vòng lễ giáo, thế mà ông Tơ cắc cớ đem sợi chỉ hồng se lộn mối duyên.
Thôi rồi một kiếp xuân xanh
Điệp đi cưới vợ Lan đành xuất gia!
Lệ tràn theo giọt mưa sa
Hỏi trăng, trăng lặn hỏi hoa, hoa tàn.
Nói lối
Kéo vạt áo lau đôi dòng nước mắt
Lạy mẹ cha con thí phát quy y
Con dao kia với xác bướm khô nầy
Lan chôn lấp dưới cội cây ngoài cửa Phật…
4. Điệp ơi! Mái tóc xuân xanh Lan đã cắt đi với lời khấn nguyện, trong khi giữa thiền môn vọng lại tiếng…chuông…buồn…
Suối lệ tuôn rơi theo lá rụng quanh tường…
Tiếng côn trùng nỉ non họa lại bản nhạc sầu với tiếng mõ, hồi chuông (-)
Nam mô cứu khổ chí tôn
Cầu xin phổ độ linh hồn thế gian
Con tên là Nguyễn Thị Lan
Xác thân còn đó ( mà ) hồn tan lâu rồi!
5. Điệp ôi! Sau khi Điệp trở về chốn cũ, thì mái nhà xưa đã vắng bóng Lan rồi…
Lan cất bước ra đi mà tấc dạ tơi bời…
Lan biết Điệp cưới vợ chẳng qua vì nghịch cảnh chớ phải nào phụ bạc chi Lan! Nhưng mối tuyệt tình Lan phải đeo mang, bao thất vọng đọa đày thể xác. Lan mới mượn lời kinh kệ để mong dập tắt lửa ưu phiền.
6. Điệp ôi! Hôm Điệp đến thăm Lan là một buổi chiều sương lam mờ cảnh vật. Điệp ngập ngừng trước cổng nhìn thân bạn héo mòn mà lã chã lệ sầu tuôn. Điệp ôi! Lan đã cắt đứt dây chuông để Điệp quay về cùng bổn phận,có biết đau vì không dằn được cơn cảm xúc cho nên Lan ngã gục trước sân chùa.
Khi Lan tỉnh dậy thì chỉ nghe tiếng chuông mõ công phu vang rền trên chánh điện.
Gia trung Điệp đã về rồi
Đêm đem quỳ trước Phật đài mình Lan ./.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: