NGƯỜI YÊU NAY ĐÃ CÓ CHỒNG
Viễn Châu
Lối
Em có chồng rồi em có đôi.
Còn tôi cánh nhạn lẫn phương trời.
Chúng mình đã lỡ câu chung thủy.
Một buổi tao phùng lệ đắng môi.
Vọng cổ
1/ Đừng khóc nữa em ơi cho đất trời thêm ủ dột dù có thương nhau mai mốt cũng chia …lìa. Nhắc nhở làm chi câu má tựa vai kề. Tuổi xuân xanh đã âm thầm trốn chạy để lại bây giờ một vết tích già nua. Mắt em sầu vì lệ ướt bờ mi môi anh khô bởi nắng gió sông hồ. Thôi thế là đành tàn một giấc mơ bởi chuyện ngày xưa bây giờ là dĩ vãng.
2/ Em là thiếu phụ nửa chừng xuân thắm. Tôi là kẻ lang thang với cuộc sống phiêu … bồng. Trời đất khiến xui không nên vợ nên chồng. Tình vay mượn tưởng đâu bền vững lắm ai có ngờ sóng gió ngập tràng giang. Quay mặt đi mà khóe mắt rưng rưng trời sa lệ hay mắt tôi đổ lệ. Buổi mới gặp nhau đã lo thầm định số thế mà bây giờ duyên nợ cũng lìa tan.
Lối
Rồi một chiều thu nắng đã tàn.
Tôi còn ngồi đợi chuyến đò ngang.
Em ơi hai ngã đành xa cách.
Mộng cũ bây giờ chịu vỡ tan.
4/ Tôi với em là hoa trôi bèo dạt là đôi chim tản mác giữa sa … mù. Yêu chẳng ra yêu mà thù chẳng ra thù. Thôi chẳng qua là duyên số cả nước mắt nào mà khóc chuyện ngàn sau.
Nếu ngày nào mình có gặp nhau hãy cúi mặt quay lưng đừng nhắc nhở. Tôi không sợ tình tôi tan vỡ chỉ sợ người yêu duyên nợ khó lâu bền.
5/ Trời tháng bảy mưa ngâu sùi sụt, tôi khóc tình duyên em khóc biệt ly … sầu. Hai kẻ mày xanh trót lỡ mối duyên đầu. Đôi mắt lệ nhìn nhau như khẽ nói hai chúng mình nào có tội gì đâu. Trắng mấy đêm rồi mà đôi mắt thâm sâu tình vay mượn thôi dẹp đi lời chung thuỷ. Tôi phó mặc cho thuyền trôi sóng vỗ bởi nhiều phong ba đâu sợ lắm phong trần.
6/ Thôi hết rồi tiếng ái, tiếng ân, còn chi nữa mà tình mà nghĩa. Đời xuôi ngược ngăn chia hai lối rẽ, cuộc tao phùng hết mộng vẫn còn mơ. Trên bến cầu lau lách trơ vơ. Gió lướt thướt như buông lời nhắn nhủ. Người yêu ơi đây là dòng tâm sự của một chàng trai đã nặng số ba đào. Đàn chiều nay nghèn nghẹn khúc ly tao ai oán lắm một chuyện buồn chia cách. Tặng em mấy tiếng tơ đồng, dù chẳng vợ chồng cũng là nợ ba xuân
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: