PHÙNG NGỌC LIÊM
Soạn giả Trọng Nguyễn
Lối:
“Liêm ơi! Sao chưa đi học? đến giờ đi học rồi Liêm ơi!!”
Lời Thủy gọi còn nguyên trong lồng ngực
Liêm mang theo vào trận đánh sáng nay
Thủy ơi, nếu….
Chiêu quân:
nếu …..mai này… Liêm không trở lại
Thủy đừng buồn, nhạt màu cánh phượng
Chiều từng chiều mong đợi
Nghe ve kêu rụng đỏ sân trường
Hè chưa về mà mỗi đứa 1 phương
Cho rưng buồn cánh phượng
Bạn bè ơi, cho Liêm gửi tâm tình…
Vọng cổ:
1. Chiếc xuồng nhỏ, mái chèo mong manh chở Liêm đi trong màu xanh trên dòng sông Láng Cá. Một chút bâng khuâng nhớ trường nhớ mẹ nung nấu thời gian nghe tiếng nổ từ trái tim … mình…
Bóng nước lung linh ôm bông tím lục bình.
Mai mốt đây nước nhà độc lập lớp bạn ngồi dành 1 chổ cho Liêm.
Liêm sẽ về mang thương nhớ đầy tim, cho hoa phượng trước sân trường đỏ thắm.
Thủy ơi! Chép giùm bài học cho Liêm, bài học làm người đang còn dang dỡ......
2. (8N)
Đêm qua, khuya lắm mẹ còn ngồi vá áo để Liêm về thăm ngoại ở Bạc liêu.
Không hiểu tại sao bỗng nhiên mẹ khóc rồi dặn con, con đi con nhớ mau về. Còn học hành, còn ruộng rẫy trăm thứ bộn bề.
Xuồng cập bến chiến trường phía trước, xe lao đi lời mẹ dặn cũng bay theo. Chuyến đi này chắc con chẳng về đâu, công sinh dưỡng mẹ ơi xin thứ lỗi.
Hang ổ kẻ thù run lên trong tiếng nổ, giặt chết kinh hoàng cho đêm sáng một vì sao.
Lối:
Nghe tiếng nổ mẹ bỗng trào nước mắt
Tiếng nổ này… tiếng nổ này hình như của con tôi
Thầy cô bạn bè trường Phú Mỹ đôi
Đứng mặt niệm ngậm ngùi thương tiếc.
Vọng cổ:
5. Liêm ơi, tập học trò hôm đi Liêm gửi lại, Thủy chép trọn bài công dân giáo dục. Cô run run nâng niu trong bàn tay nhỏ đặt trang trọng chổ Liêm… ngồi…
Nước mắt cô rơi, lời nghẹn trong lời.
Mười ba tuổi Liêm trở thành dũng sĩ, người học trò nghèo manh áo chẳng lành vai.
Giọt nắng nào vừa xuyên qua kẻ lá, như mắt của Liêm trong sáng một ước mơ.
Ý nghĩa của cô nối dài trôi theo dòng nước mắt, ngập ngừng rơi trong câu hát anh hùng.
6. (7N)
Mai mốt đây nước nhà độc lập, lớp bạn ngồi dành 1 chổ cho Liêm, Thủy ơi nhớ lời Liêm dặn nghe Thủy, nhớ nghe Thủy…
Liêm ơi, lời Liêm dặn Thủy giữ mãi trong tim, mấy mươi năm vẫn xanh tươi hoài bão. Vượt lên chính mình chị trở thành cô giáo, về dạy trường tiểu học Phùng Ngọc Liêm. Trường mang tên anh xanh trong như dòng suối, Thủy nguyện làm giọt sương để góp sức trồng người.
Nghệ sỹ, soạn giả Trọng Nguyễn tên thật là Nguyễn Phú Xuân, sinh năm 1938, tại xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, trong gia đình nông dân, yêu nước, yêu quý ca nhạc tài tử, cải lương. Trọng Nguyễn còn có các bút danh khác như: Dương Nghĩa Trần, Khắc Tâm, Bùi Công Sắc.[1]
Từ thuở còn đi học trường trung học Thái Văn Lung, Trọng Nguyễn đã được học nhạc với nhạc sỹ Trương Bỉnh Tòng và Hoàng Mãnh.
Năm 1954, khi mới vừa 16 tuổi Trọng Nguyễn đã thoát ly gia đình, đi theo cách mạng, được tổ chức phân công, lần lược qua các nhiệm vụ, như: tổ trưởng tổ giao liên, phân đoàn trưởng thanh niên lao động, tổ trưởng trong lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau.
Năm 1961, Trọng Nguyễn được về làm Bí thư Đoàn của Đoàn Văn Công tỉnh Cà Mau, cũng là thời gian thuận lợi nhất để Trọng Nguyễn phát triển tài năng nghệ thuật của mình. Năm 1972, Trọng Nguyễn được tín nhiệm làm Bí thư chi bộ, chính tri viên, Đoàn Văn Công Khu Tây Nam Bộ. Từ đó, Trọng Nguyễn lần lược giữ các nhiệm vụ như: Chủ tịch Hội VH, NT tỉnh Bạc Liêu, Ủy viên Ban Chấp Hành Hội Sân Khấu Việt Nam, Liên Chi Hội trưởng Chi Hội Sân Khấu Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long.
Từ năm 2002, Trọng Nguyễn bắt đầu hưu trí.
Cuộc đời nghệ thuật của Trọng Nguyễn được bắt đầu từ sáng tác thơ, từ những năm 1950. Nhưng công chúng biết nhiều đến nghệ danh Trọng Nguyễn qua những bài ca Vọng cổ, kịch bản cải lương, và một số bản tân nhạc. Trong đó, có 19 kịch bản cải lương, hơn 200 bài ca Vọng cổ. Nổi bật có các tác phẩm như: Giọt Máu Oan Cừu, Bóng biển, Rừng Thần; Ơn Đảng, Bạc Liêu Ngày Ấy, Chợ Mới, Giọt Sữa Cuối Cùng.v.v. Hầu hết các tác phẩm của Trọng Nguyễn đều được xuất bản, phổ biến trên các phương tiện truyền thông.
Trọng Nguyễn xứng đáng được tôn vinh là một trong những cánh chim đầu đàn của tỉnh Bạc Liêu, trong hơn 40 năm qua, với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật ca nhạc tài tử, cải lương tại địa phương, cũng như Miền Tây Nam Bộ. /.