SẦU VƯƠNG Ý NHẠC
Soạn giả Viễn Châu
Lối
Em ở nơi nào, em ở đâu?
Lời ca tức tưởi mấy cung sầu.
Quê nghèo, áo nhuộm màu sương gió,
Một kiếp phong trần, mấy bể dâu.
Xe dừng lại bên kia cầu Bến Lức,
Nhạc ai làm ray rứt cõi lòng ta.
Họ không là những nhạc sĩ tài ba,
Mà đời gian khổ là bài ca đầy nước mắt.
Vọng cổ:
1./ Mỗi khi xuống Hậu Giang đi ngang cầu Bến Lức, tôi còn trông thấy cô bé ngây thơ hát dạo ở ven ............. đường.
Nắm chiếc gậy tre em dắt theo một ông lão tật nguyền.
Em cất lên tiếng ca buồn rười rượi, “Mưa rừng ơi, mưa rừng. Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên. Phải chăng, mưa buồn vì tình đời, mưa buồn vì lòng người, duyên kiếp không lâu.” Ôi buồn làm sao tiếng ca đầy thảm não.
2./ Không ai bảo ai nhưng cả xe đều im lặng, và nghe đâu đây như có tiếng thở dài. Gió lạnh hoà theo những điệu nhạc u hoài. Ông lão sửa giây đờn, em bé cũng trở sang giọng khác, “Ai đang đi trên đường đê, tai lắng nghe muôn câu hò đê mê, vô đây em, dù trời khuya anh nhớ đưa em về.” Giữa trưa buồn nghe não nuột lòng ơi.
Lối
Mưa lành lạnh buồn bay theo ngọn gió,
Gió trở chiều thổi nhẹ hạt mưa sa.
Buồn làm sao những tiếng nhạc, lời ca,
Tình nhân loại chan hoà tình đất nước.
Vọng cổ:
4./ Những đường tơ như chùng theo trên những ngón tay gầy guộc đang run run bấm nhẹ mấy cung ......... đàn.
Tiếng đàn lộng tiếng tang thương như một kiếp cơ hàn.
Đôi mắt hố sâu thăm thẳm như chứa đựng nỗi niềm dĩ vãng xa xăm. Xe đến rồi đi, kẻ xuống Hậu Giang, người về phố thị, ai không nghe cõi lòng bâng khuâng theo lời ca vụng dại đang vang vang theo tiếng nhạc thăng trầm.
5./ Cầm chiếc lon rỉ sét đưa lên, mọi người bỏ vào những tờ giấy bạc, ông lão run run biểu lộ nét vui mừng. Em bé cũng hân hoan cất giọng ca rằng, “Qua biên san kìa ai tiễn rượu vừa tàn, vui ca vang rồi đi tiến binh ngoài ngàn. Người đi ngoài vạn lý quan san, người mong chồng còn đứng muôn năm.” Ôi buồn làm sao người đi, kẻ ở, buồn làm sao những rạn vỡ tâm hồn.
6./ Bảng trắng đã lên rồi, đoàn xe bắt đầu chuyển bánh, tôi bâng khuâng nhìn lại cha con người hát dạo, lòng bỗng dưng rạo rực một niềm thương. Người ly hương, ta cũng ly hương, họ nhạc sĩ, ta cũng là nhạc sĩ, đời của ai rày đây, mai đó, thì đời của ta cũng sương gió lâu rồi. Mưa rừng ơi, mưa rừng. Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên. Phải chăng, mưa buồn vì tình đời, mưa buồn vì lòng người, duyên kiếp không lâu.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: