Chào các bạn !
Về cách nhịp và cấu trúc của bài Vọng Cổ thì anh Giang tuyền cũng đã mất rất nhiều thời gian hướng dẫn tường tận cho các bạn trong trang web riêng của anh, trong đó có kèm theo bài đàn có gỏ nhịp sáng rất tốt cho người mới bắt đầu học, các bạn vào xem nhe!
Tôi xin được đi sâu hơn về cách hát và cách phân nhịp khi hát , vì có thể các bạn nhịp theo nhạc được mà chẳng hiểu tại sao cái miệng nó chẳng chịu đi theo , xin hãy tham khảo bài viết của tôi.
Đây chỉ là cách hát khuôn cơ bản nhất , nhưng các bạn phải rèn luyện thật nhiều vì nó là nền tảng , đừng xem thường nó và cho rằng hát khuôn như vầy nghe chán ngắt , chính nó sẽ tạo nên cái được gọi là "trường canh" .
Khi các bạn mới học hát thì nên dẹp bỏ cách luyến láy theo lối nghệ sĩ mà tập trung thật nhiều vào từng chữ và hát thật đúng theo ghi chú từng chữ một (trong hướng dẫn)! Có thể bạn nghỉ rằng làm sao hát vô nhịp là được rồi cần gì chính xác với bài hướng dẫn 100% , nhưng bạn đừng quên rằng đây là bài rèn luyện .... bao giờ mình hát đúng như chỉ dẫn cũng có nghĩa là mình đã điều khiển được chính mình , sẽ có ích cho các bạn về sau khi xử lý bài hát theo ý mình.
Ngày xưa mình đi học , khi trả bài ...cứ hát sai 3 lỗi là phải học lại bài đó ... các bạn cũng nên nghiêm khắc với chính mình như vậy thì sẽ rất mau chắc nhịp.
Nghệ sĩ họ đã qua rất nhiều sự rèn luyện khuôn khổ , sau đó khi trường canh đã vững thì nhịp nó đã nằm trong máu , trong tim , trong xúc cảm ....họ ko cần phải "canh me" khó nhọc xem nhịp nằm ở đâu khi hát mà chỉ trao dồi làm sao khi nhả chữ , chuyển hơi cho ngọt ngào phù hợp với tâm trạng .Đàn hát là 1 nghệ thuật "cộng hưởng" khi người đàn và hát đều chắc nhịp thì tự nhiên họ sẽ hòa quyện và cùng nhau tạo thành 1 tác phẩm hay ,và ngược lại ...1 trong hai còn "yếu nhịp" thì sẽ khó thoát khỏi sự nhàm chán!
Theo Tôi nghĩ các bạn nên kiên trì hát theo lối hát khuôn ít nhất 1 năm , mới nên chuyển dần sang lối hát hát bay bổng .
Trong phạm vi hạn hẹp của cá nhân mình học được , Tôi gửi cho các bạn những hướng dẫn sơ đẳng nhất , những thứ mà thời còn học mình cho là ..."quá nhàm chán"...có gì đâu khi Thầy bắt mình học cả năm trời!!!rồi mới cho qua lối hát bỏ khuôn ,nhưng bây giờ mình mới hiểu công lao to lớn của Thầy và hiểu được tại sao cần có sự kiên nhẫn như vậy.
GIÂY PHÚT NGẬM NGÙI (VIỄN CHÂU)
LỐI
Mưòi mấy năm xa xứ là mưòi mấy năm chinh chiến
Nay trở về lòng xao xuyến bâng khuâng
Khi ra đi đang lúc tưổi còn xuân
Ngày trở lại tóc xanh đà điểm trắng
Vọng cổ
Trở lại quê xưa tôi nghe tâm tư ngậm ngùi bao Kỉ niệm , miền đất thân yêu sau mấy lần dâu biển đã ghi đậm trong tôi muôn thuở chẳng phai ........ mờ .
1/(2N) Lốik nhỏk vàok thôn tôiL lẻk bưóck mộtk mình .
(0.5N) MườiK mấyL nămk làmk thânk viễnk xứk ,
(NC) nayk trởL vềk thămL lạik xómk làngk xưa .(song lang)
(0,5N) ThônL ấpL ngàyL nào đổk nátk hoangk sơ , nayL lạiK vangL lênK tiếngK hátK tiếngK đànK.
(NC) KhómK trúcL bênK đườngK cànhK láK xácK xơ , nhưL đónK chàoL ngườiK trởK vềK xómK củKD ….(song lang )
2/(12N)(NC) CâyK điệpL bênK sông xơL rơK vìK pháoK giặc nayL mấyK cànhL tươiK lạiL nởK nụK hoaK hồng.
(1.5N) NhàK mẹKD đơnK sơ bênL bếnK nướcK xuôiK dòng .
(0.5N) MẹK bởL ngở nhìnL tôiK nhưK cốK nhớ ,
(NC) tôiK nóiL tênK mình nướcL mắtK mẹK rưngK rưng
(song lang)
(0.5N)TrênK bànL thờ phảnK phấtK khóiK hương,
(NC) hìnhL ảnhL ngườiL chiếnL sĩL nămL xưaL vớiL nụL cườiK rangK rỡ .
(0.5N) MẹL nămL tayL tôi nghẹnK ngàoK khẻK nói ,
(NC) taoK thấyL mầyL về taoL nhớK nóK nhiềuK thêm .(song lang )
Lối
Mẹ ứa lệ khi tôi từ giả mẹ
Cầm tay tôi mà môi mẹ rung rung
Mẹ chĩ tay về phía cổng làng
Nơi yên nghĩ thằng bạn mầy ở đó
Vọng cổ
Tôi vào tận nghĩa trang khi nắng chiều vừa nhợt bóng, kỉ niệm xa xưa bỗng dưng chợt đến khi quê hương lửa dậy bốn phương ...... trời .
5/ (1.5N) TôiK vẫnKD cònK đâyK chúngL bạnK vắngK đâuK rồi
(0.5N) ĐốtL mấyL câyL nhang cấmK lênK nấmK mộ, tôiL đứngK lặngL nhìnK nhữngL chiếcK láK vàngK bay .(song lang)
(NC) NgheK tiếngL trốngK trường vangK vọngK đâuK đây,
(NC) từngL đànL emL nhỏL đangL rảo bướcL trênL đườngL vềK xómK củ.
(NC) LứaK tưổiL ngâyK thơ hồnL nhiênK vôK tưK lự ,
(NC) sẽK tiếpL bướcL chaL anh điL bảoK vệK sơnK hà. .(song lang )
6/ (8N)(NC) MấyK tiếngL chuôngK chùa vọngL đếnK giữaK hoàngK hôn,
(NC) từngK đànL còL trắngL đang xảyL cánhL bayL vềK tổK ấm.
(0.5N) MảnhL đấtL quêL hương hiềnL hoàK nhânK hậu,
(NC) nhưK đónL chàoL ngườiK trởK lạiK làngK xưa .
(NC) NhớK thằngL bạnK nghèo từngL dảiK nắngK dầmKmưa,
(NC) từngK diếuL thưốcL chiaL nhau giữaK vùngK lửaK đạn.
(NC) NayK bạnk củ muônk đờiK nămK xưống, đểL choK nonL sôngK mãiL mãiK đượcK trườngK tồn.(song lang )
(NC) ÔI!K lyL rựuK mừng nhưL nướcK mắtK quêK hương
(NC) giọtK nướcL mắtL mừngL vuiKD ngàyK táiK ngộ.
(0.5N) UốngK đi bỏK lúcK phongK trần , giữaL đấtK TiểuL CầnK sâuL nặngK nghĩaK tìnhK xưa .(song lang )
GHI CHÚ
(NC) : Nghỉ 1 chút (lấy hơi) = 1/4 nhịp
(0.5N) : Nghỉ 1/2 nhịp
(1.5N) : Nghỉ 1.5 nhịp
(2N) : Nghỉ 2 nhịp
K : ca kéo
L : ca lẹ
KD : kéo dài
Chữ : nhịp nội (nhịp ngay chữ mình ca)
Chữ: nhịp ngoại thường (nhịp sau chữ mình ca)
Chữ: nhịp ngoại bảy rưỡi (nhịp liền ngay sau chữ ca) nhịp này tương đối khó cho người mới ca nếu ko hát được nhịp này bạn có thể hát nhịp ngoại thường.
PHẦN LÝ THUYẾT VÀ THÍ DỤ CHO MỖI CÂU VỌNG CỔ
VỌNG CỔ CÂU 1:
Cấu trúc:
(HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24 (SL), XANG 28, CỐNG 32)
Nhịp 16 & 20 là cặp: HÒ-HÒ.
Nhịp 16 là điểm xuất phát cho những câu vọng cổ có HÒ 16 và HÒ 20 đi liền (như câu 1, 2, 4, 5) vì từ nhịp 16 trở đi, những câu này đi theo một TEMPO giống hệt nhau và thường được diễn tả là rất... mùi !
Nhịp 24 (SL) tận cùng bằng note: XÊ
Câu 1 chỉ có 16 nhịp và trước nhịp 16 thường là ngâm thơ, nói lối, tân nhạc v.v... trong lúc đó thì nhạc sĩ cũng ad. lib, gọi là "RAO". Khi ca sĩ bắt đầu "vô" thì đàn ngưng lại đến đúng nhịp 16 thì cả hai bên, người hát lẫn người đàn phải vào cùng 1 lúc đúng ngay chổ "note" HÒ. Do đó ký âm bài này được bắt đầu từ nhịp 16 HÒ. Phần RAO được nói trong 1 phần riêng (xem lại phần đầu KHÁI NIỆM, tiểu đoạn 10).
Sau phần ngâm ad. lib lúc ca sĩ "vô vọng cổ" xuống chữ HÒ thì nhạc sĩ phải "NHỒI"(xem lại phần đầu KHÁI NIỆM, tiểu đoạn 11).
Lời ca:
TRUỚC HÒ 16 thuờng là ngâm sa mạc, nói lối hoặc tân nhạc. Thông thuờng là 4 câu văn hoặc có thể dài hơn.
HÒ 16-20 ÐI LIỀN nhau, luôn luôn dấu HUYỀN
HÒ 20 chỉ có MỘT câu văn (lời ca) mà thôi, bởi vìkhi ca-nhạc-sĩ cùng vào 1 lúc ở nhịp 16 nghe rất mùi ,khán giả có thì giờ vổ tay. Ca sĩ có thì giờ lấy hơi... (lời ca những nhịp khác có HAI câu văn)
XÊ 24 (SL) luôn luôn không dấu,
XANG 32 không dấu,
XANG 28 dấu gì cũng được, không bị chi phối bởi luật bằng trắc, và cũng không được thống nhất nên có thể là XÊ hay XANG.
CỐNG 32 ở câu 1 phải là vần trắc
MỘT THÍ DỤ CHO CÂU VC1:
(HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24, XANG 28, CỐNG 32)
Xuân trong mùa Ðông
(Ngâm/nói ad. lib ) Chàng ơi... trời hôm nay sao thiệt lạnh lẽo
Nhưng sao em không cảm thấy lòng đông gíá
Có phải chăng vì hồn em đang được sưởi ấm bởi tình chàng... (HÒ 16 vào tempo)
Từ thuở nào năm ấy em (đã) biết chàng (HÒ 20)
Xuân đi, Hè đến, Thu về, Ðông tới
Em vẫn thường nghĩ đến chàng luôn (XÊ 24)
Lòng em vẫn chan-chứa mối sầu vương
Chàng đã mang lại tình yêu và nguồn sinh khí (XANG 28)
Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Mối tình ta chỉ có không gian chứng kiến. (CỐNG 32)
Bài thí dụ trên đây có hình thức của câu 1 vọng cổ, nhưng chỉ cần hoán chuyển câu cuối là có thể hát thành câu 2 (xem bài Vọng Cổ câu 2 Nam tới đây)
... Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Chỉ một không gian vũ trụ chứng kiến mối tình ta. (XANG 32)
VỌNG CỔ CÂU 2
Cấu trúc:
(XỀ 4, XANG 8, XANG 12, HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24 (SL), XÊ 28, XANG 32)
Câu Vọng cổ bắt đầu luôn luôn là XỀ 4 (ngoại trừ câu 1 & 4 chỉ có 16 nhịp).
Thường thường và dễ ca nhất là bắt đầu vào ở nhịp 16 nếu lời ca ngắn. Nếu lời ca dài thì bắt đầu ở nhịp 8, 10, 12... v.v.. (đầu, giữa hoặc cuối câu).
Nhịp 16 là điểm xuất phát cho những câu vọng cổ có HÒ 16 và HÒ 20 đi liền như câu1, 2, 4, 5 vì từ nhịp 16 trở đi, những câu này đi theo một TEMPO giống hệt nhau và thường được diễn tả là rất... mùi !
Lời ca:
Từ XỀ 4 cho đến XANG 12: nhạc đệm, luật bằng trắc không quan trọng.
HÒ 16 và HÒ 20 ÐI LIỀN nhau nên cấu trúc lời ca giống như câu 1 kể từ nhịp 16.
HÒ 16-20 luôn luôn dấu HUYỀN
XÊ 24 (SL) luôn luôn không dấu,
XÊ 28 dấu gì cũng được.
XANG 32 không dấu.
Xem tiếp: Hướng dẫn hát 6 câu vọng cổ (phần 2/2)