Từ năm 1955 đến cuối thập niên 60, những danh ca vọng cổ đã chiếm lãnh vị trí hàng đầu, đẩy lùi những tài năng diễn xuất xuống hàng thứ yếu trong sinh hoạt của sân khấu cải lương. Đó là các nghệ sĩ Út Bạch Lan, Thành Được, Hữu Phước, Ngọc Giàu, Hùng Cường, Bạch Tuyết, Dũng Thanh Lâm, Thanh Nga, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Minh Vương, Minh Cảnh, Minh Phụng, Tấn Tài, Thanh Kim Huệ, Phượng Liên. . .
Lúc 13 giờ 30 ngày 22-11, sau một thời gian bệnh nặng, nghệ sĩ Anh Thư đã qua đời ở tuổi 73. Là một diễn viên kỳ cựu từ hơn 50 năm qua, cả đời chuyên đóng vai phụ, song nghệ sĩ Anh Thư đã để lại được dấu ấn trong lòng đông đảo khán giả.
Bà Nguyễn Kim Chung sinh năm 1907 tại làng Tân Đông, Sa Đéc (nay thuộc xã Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).Vốn xuất thân trong gia đình có truyền thống nghệ thuật hát bội, bà được thân sinh đặt tên Kim Chung là nhằm mong k lớn lên con mình sẽ trở thành như cô Năm Chung một đào hát bội nổi tiếng đương thời.
Trường phái ca Vọng cổ hài xưa nay ít người, bởi không phải ai cũng có thể ca được. Một phần, tác giả viết Vọng cổ hài phải tạo được chất hài hước và người ca hài phải có ''duyên hài'' thì mới chinh phục được người nghe. Nghệ nhân Ba Phương đã thể hiện được đặc trưng đó.
Ông tên thật Lê Long Vân sinh năm 1908 ở làng An Bình Đông, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ông sinh ra trong một gia đình đông anh em, từ nhỏ đã được mời thầy về dạy nhạc. Ông được học đánh trống, đánh đồ ngang, chọi bạc, đàn tranh, đàn kìm... Do có chất giọng thanh, trong nên được thầy chú ý. Sau một thời gian học vớii thầy, năm 1917, ông đã đi hát cho các đám tiệc trong làng. Em trai ông là nghệ sĩ Tám Vân.
Nghệ thuật đờn ca tài tử cổ nhạc là tiền thân của nghệ thuật hát cải lương. Các nghệ sĩ ca tài tử có giọng tốt, ca hay, khi bước qua lãnh vực nghệ thuật hát cải lương thì thường được giao cho đóng những vai kép chánh, đào mùi dù cho nghệ thuật diễn xuất của họ còn non kém.
Nữ nghệ sĩ Bạch Lê sanh ngày 01 tháng 9 năm 1951, là ái nữ của đôi nghệ sĩ tài danh Thành Tôn và Quỳnh Mai mà lịch sử sân khấu cải lương tôn vinh là hai nghệ sĩ thuộc về hàng đại gia của nghệ thuật hát bội và cải lương.
"Bây giờ, tuy tôi và Thành Lộc đã đứng chung một sân khấu, sự nghiệp của hai anh em cũng đã đi qua gần nửa đời người nhưng vẫn có khán giả bất ngờ khi biết chúng tôi là anh em ruột. Có lẽ cái lận đận của tôi nó cứ lộ ra ngoài, chẳng được cốt cách như những người thân khác", nghệ sĩ Bạch Long kể về đời mình.
Bà tên thật là Nguyễn Thị Bạch Tuyết, sinh 24 tháng 12 năm 1945 tại làng Khánh Bình, Châu Ðốc (nay thuộc xã Khánh An, huyện An Phú), tỉnh An Giang). Từ thuở còn đi học đã bộc lộ năng khiếu ca, ngâm, thường được các thầy cô đưa lên trình diễn trong những đêm văn nghệ.
Trong số các nghệ sĩ cải lương hồ quảng thành danh đợt đầu tiên trong thập niên 60, nghệ sĩ Bạch Mai và Đức Lợi là một đôi vợ chồng nghệ sĩ được đào tạo từ hai lò nghệ sĩ khác nhau nhưng lại là đôi nghệ sĩ biễu diễn ăn ý với nhau nhất, được khán giả khen tặng là diễn viên đẹp đôi nhất.
Bảo Chung, tên thật Nguyễn Văn Lâm (sinh ngày 4 tháng 8 năm 1955) là một diễn viên hài nổi tiếng Việt Nam. Khởi đầu từ bộ môn cải lương giống như những nghệ sĩ hài gạo cội khác của miền Nam như Bảo Quốc, Lê Vũ Cầu, Mỹ Chi,... Bảo Chung tình cờ được làm quen với hài kịch sân khấu và sau đó nhanh chóng tạo được dấu ấn với khán giả nhờ tài năng và một phần là do điệu cười độc đáo học của danh hài Văn Chung.
Sinh ra ở vùng quê cái bè (Tiền Giang) nhừn nghệ sĩ Bảo Sang lên Sài Gòn học tập và sinh sống từ nhỏ. Học xong lớp Đệ tam (lớp 10 hiện nay) do sợ bị quân dịch nên Bảo Sang theo học lớp ca cổ ở nhạc sĩ Khải Hoàng và nhạc sĩ Hoàng Ngọc Ẩn rồi vào đoàn cải lương theo nghiệp tổ cho đến nay.
Nghệ sĩ ưu tú Bảo Quốc (sinh năm 1949) là một trong những diễn viên gạo cội của hài kịch miền Nam Việt Nam. Tuy khởi đầu sự nghiệp là một nghệ sĩ cải lương nhưng Bảo Quốc đã nhanh chóng thể hiện được tố chất diễn hài đặc biệt của mình.
Bảy Cao tên thật là Lê Văn Cao - người sáng lập đoànHậu Tấn Bảy Cao và đoàn Hoa Sen, là một nghệ sĩ nổi tiếng cùng thời với Lư Hòa Nghĩa. Ông sinh năm Mậu Thìn (1916) tại làng Vĩnh Lợi, tổng Thạnh Hòa, tỉnh Bạc Liêu. Cha ông là một thợ mã nổi tiếng thời đó, có đông khách hàng, nên được nhiều người theo học. Một số học trò của Nhạc Khị cũng là những nghệ nhân thợ mã nổi danh lúc bấy giờ như: Bảy Kiên, Sáu Lầu, Chín Cang, Ký Tấn, Tư Thoàng, Chín Quy... đều là học trò của cha ông.
Nghệ sĩ Bảy Nam tên thật là Lê Thị Nam sinh năm 1913 tại Mỹ Tho, Tiền Giang trong một gia đình có 12 người con, mà phân nửa theo nghề hát cải Lương, nổi bật nhất là bà Bảy Nam và chị là bà Năm Phỉ.
Bích Sơn là cháu của nghệ sĩ tài danh Bích Thuận ở đoàn hát Kim Chung. Có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ, lại được dì dẫn đắt, nên khoảng năm 1955-1956, Bích Sơn đã có những vai diễn sinh động trên sấn khấu Kim Chung.
Diễn viên trong nhóm Đồng ấu Bạch Long, trên sân khấu Đoàn Cải lương Tuồng cổ Huỳnh Long, được mệnh danh là một thần đồng khi từ năm 4 tuổi đã có mặt trên sàn diễn bên cạnh cha, mẹ là nghệ sĩ Đức Lợi, Bạch Mai.
Có thể nói trong lịch sử hình thành và phát triển của SK Cải lương, có nghệ sĩ chỉ xuất hiện với một bài ca cổ, hoặc may mắn có được vai diễn hay là có thể nổi tiếng; thế nhưng cũng có trường hợp dù hội đủ các ưu thế về tài sắc, ca diễn điêu luyện nhưng không gặp dịp may, không thuận lợi trong công việc dù họ cố gắng hết sức, một trong những nghệ sĩ thiếu may mắn đó có NS Bình Trang.
Bùi Trung Đẳng sinh năm 1983, quê quán xã Trung Hung, huyện Cờ Đỏ, tp Cần Thơ. Ba mẹ cũng biết hát cải lương nhưng không theo nghề, ba làm nghề mộc. Thỉnh thoảng được dượng tư đàn cho hát. Năm 2005 lên Bình Dương làm công nhân, tham gia câu lạc bộ tài tử cải lương Sơn Tuyền, thấy Đẳng có chất giọng, nghệ sĩ Mộng Hùng giới thiệu Đẳng đến học ca diễn với nghệ sĩ Linh Vương được 2 tháng, nhạc sĩ Kiều Mỹ đàn kìm kềm cặp thêm.
Các nghệ sĩ Bữu Truyện, Thanh Thế, Bạch Lê và Bo Bo Hoàng là những nghệ sĩ nổi danh sớm hơn các bạn đồng học nghề trong đoàn Đồng Ấu Minh Tơ, có lẽ là vì Thanh Thế, Bữu Truyện, Bạch Lê, Bo Bo Hoàng được các đoàn hát khác mời cộng tác, được đi lưu diễn nhiều nơi và nhất là cả bốn nghệ sĩ nầy thu thanh trong các Ban Cổ Nhạc của Đài Phát Thanh Saigon và thu nhiều dĩa tuồng cải lương hồ quảng nên khán, thính giả được thưởng thức nhiều hơn các bạn khác trong những năm cuối thập niên 1960.