Từ sau giải phóng cho đến nay, bài vọng cổ Nhớ cha trong mùa phượng đỏ của tác giả Dương Thị Thu Vân có sức sống bền bỉ, không chỉ thấm sâu vào giới mộ điệu mà còn rất quen thuộc với công chúng.
Yên Lang là một trong những người Bạc Liêu đã từng đươc sự ái mộ của khán giả khắp nơi bằng ngòi bút của mình, một soạn giả bậc thầy đã từng tạo cơ hội cho nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, đã đem lại thành quả không nhỏ cho việc phát huy sân khấu cải lương, kịch bản của ông đa số đã trở nên quen thuộc đối với nhiều người trong suốt một thời gian dài. Tên thật của ông là Nguyễn Ngọc Thanh, lúc nhỏ có bút danh là Huyền Thanh Huyền
Kiên Giang (tên thật: Trương Khương Trinh, 1929-2014) là một nhà thơ, ký giả, soạn giả cải lương Việt Nam, nổi tiếng với bài thơ "Hoa trắng thôi cài trên áo tím". Ông còn được xem là thầy của hai soạn giả nổi tiếng khác là Hà Triều - Hoa Phượng. Ông còn có bút danh là Hà Huy Hà.
Soạn giả Loan Thảo là một trong những soạn giả cải lương đưa cải lương miền Nam lên đỉnh hoàng kim và là một tác giả bậc nhất câc bài tân cổ giao duyên
“Những ai là con của miền đất Nam Bộ, mê cải lương đều không thể không biết đến các vở: Tiếng hò sông Hậu, Khách sạn Hào Hoa, Tìm lại cuộc đời, Ánh lửa rừng khuya, Cây sầu riêng trổ bông, Kiếp chồng chung... trên sân khấu Đoàn cải lương Sài Gòn 2… đã đưa vai diễn của nghệ sĩ Diệp Lang, Mỹ Châu, Giang Châu, Thanh Tuấn, Ngọc Bích, Tô Kiều Lan, Tuấn Thanh, Lệ Thủy, Nam Hùng, Tô Kim Hồng, Tư Rọm... in sâu trong lòng khán giả mộ điệu. “Cha đẻ” của những kịch bản này chính là soạn giả Điêu Huyền”. Tác giả Lê Quang - Thanh Tâm đã nhấn mạnh như vậy trong loạt bài Những soạn giả một thời vang bóng
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Nghệ sỹ, soạn giả Trọng Nguyễn tên thật là Nguyễn Phú Xuân, sinh năm 1938, tại xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, trong gia đình nông dân, yêu nước, yêu quý ca nhạc tài tử, cải lương. Trọng Nguyễn còn có các bút danh khác như: Dương Nghĩa Trần, Khắc Tâm, Bùi Công Sắc.[1]
Từ năm 1955 đến cuối thập niên 60, những danh ca vọng cổ đã chiếm lãnh vị trí hàng đầu, đẩy lùi những tài năng diễn xuất xuống hàng thứ yếu trong sinh hoạt của sân khấu cải lương. Đó là các nghệ sĩ Út Bạch Lan, Thành Được, Hữu Phước, Ngọc Giàu, Hùng Cường, Bạch Tuyết, Dũng Thanh Lâm, Thanh Nga, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Minh Vương, Minh Cảnh, Minh Phụng, Tấn Tài, Thanh Kim Huệ, Phượng Liên. . .
Lúc 13 giờ 30 ngày 22-11, sau một thời gian bệnh nặng, nghệ sĩ Anh Thư đã qua đời ở tuổi 73. Là một diễn viên kỳ cựu từ hơn 50 năm qua, cả đời chuyên đóng vai phụ, song nghệ sĩ Anh Thư đã để lại được dấu ấn trong lòng đông đảo khán giả.
Bà Nguyễn Kim Chung sinh năm 1907 tại làng Tân Đông, Sa Đéc (nay thuộc xã Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).Vốn xuất thân trong gia đình có truyền thống nghệ thuật hát bội, bà được thân sinh đặt tên Kim Chung là nhằm mong k lớn lên con mình sẽ trở thành như cô Năm Chung một đào hát bội nổi tiếng đương thời.
Trường phái ca Vọng cổ hài xưa nay ít người, bởi không phải ai cũng có thể ca được. Một phần, tác giả viết Vọng cổ hài phải tạo được chất hài hước và người ca hài phải có ''duyên hài'' thì mới chinh phục được người nghe. Nghệ nhân Ba Phương đã thể hiện được đặc trưng đó.
Ông tên thật Lê Long Vân sinh năm 1908 ở làng An Bình Đông, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ông sinh ra trong một gia đình đông anh em, từ nhỏ đã được mời thầy về dạy nhạc. Ông được học đánh trống, đánh đồ ngang, chọi bạc, đàn tranh, đàn kìm... Do có chất giọng thanh, trong nên được thầy chú ý. Sau một thời gian học vớii thầy, năm 1917, ông đã đi hát cho các đám tiệc trong làng. Em trai ông là nghệ sĩ Tám Vân.
Nghệ thuật đờn ca tài tử cổ nhạc là tiền thân của nghệ thuật hát cải lương. Các nghệ sĩ ca tài tử có giọng tốt, ca hay, khi bước qua lãnh vực nghệ thuật hát cải lương thì thường được giao cho đóng những vai kép chánh, đào mùi dù cho nghệ thuật diễn xuất của họ còn non kém.
Nữ nghệ sĩ Bạch Lê sanh ngày 01 tháng 9 năm 1951, là ái nữ của đôi nghệ sĩ tài danh Thành Tôn và Quỳnh Mai mà lịch sử sân khấu cải lương tôn vinh là hai nghệ sĩ thuộc về hàng đại gia của nghệ thuật hát bội và cải lương.
"Bây giờ, tuy tôi và Thành Lộc đã đứng chung một sân khấu, sự nghiệp của hai anh em cũng đã đi qua gần nửa đời người nhưng vẫn có khán giả bất ngờ khi biết chúng tôi là anh em ruột. Có lẽ cái lận đận của tôi nó cứ lộ ra ngoài, chẳng được cốt cách như những người thân khác", nghệ sĩ Bạch Long kể về đời mình.
Trong số các nghệ sĩ cải lương hồ quảng thành danh đợt đầu tiên trong thập niên 60, nghệ sĩ Bạch Mai và Đức Lợi là một đôi vợ chồng nghệ sĩ được đào tạo từ hai lò nghệ sĩ khác nhau nhưng lại là đôi nghệ sĩ biễu diễn ăn ý với nhau nhất, được khán giả khen tặng là diễn viên đẹp đôi nhất.
Bà tên thật là Nguyễn Thị Bạch Tuyết, sinh 24 tháng 12 năm 1945 tại làng Khánh Bình, Châu Ðốc (nay thuộc xã Khánh An, huyện An Phú), tỉnh An Giang). Từ thuở còn đi học đã bộc lộ năng khiếu ca, ngâm, thường được các thầy cô đưa lên trình diễn trong những đêm văn nghệ.
Bảo Chung, tên thật Nguyễn Văn Lâm (sinh ngày 4 tháng 8 năm 1955) là một diễn viên hài nổi tiếng Việt Nam. Khởi đầu từ bộ môn cải lương giống như những nghệ sĩ hài gạo cội khác của miền Nam như Bảo Quốc, Lê Vũ Cầu, Mỹ Chi,... Bảo Chung tình cờ được làm quen với hài kịch sân khấu và sau đó nhanh chóng tạo được dấu ấn với khán giả nhờ tài năng và một phần là do điệu cười độc đáo học của danh hài Văn Chung.
Sinh ra ở vùng quê cái bè (Tiền Giang) nhừn nghệ sĩ Bảo Sang lên Sài Gòn học tập và sinh sống từ nhỏ. Học xong lớp Đệ tam (lớp 10 hiện nay) do sợ bị quân dịch nên Bảo Sang theo học lớp ca cổ ở nhạc sĩ Khải Hoàng và nhạc sĩ Hoàng Ngọc Ẩn rồi vào đoàn cải lương theo nghiệp tổ cho đến nay.
Nghệ sĩ ưu tú Bảo Quốc (sinh năm 1949) là một trong những diễn viên gạo cội của hài kịch miền Nam Việt Nam. Tuy khởi đầu sự nghiệp là một nghệ sĩ cải lương nhưng Bảo Quốc đã nhanh chóng thể hiện được tố chất diễn hài đặc biệt của mình.