Loạt bài này viết về cấu trúc của 6 câu vọng cổ hiện tại để bạn đọc nào thích cổ nhạc có thể hiểu hoặc viết lời ca cho một bài vọng cổ. Trước khi viết về phần cấu trúc, xin nói sơ qua về xuất xứ của 6 câu vọng cổ.
6 câu vọng cổ ngày nay nằm trong lãnh vực ca nhạc Cải Lương. Cải lương lại nằm trong nhạc Tài Tử Nam Bộ . 6 câu vọng cổ được xử dụng cho những bài hát vọng cổ đơn độc hay trong các tuồng cải lương .
Nhạc Tài Tử Nam Bộ có từ đầu thế kỷ 20 . Nền âm nhạc này được thành hình nhờ các nhạc sĩ và quan lại từ Huế vào sinh sống trong nam. Loại nhạc này cũng còn chịu nhiều ảnh hưởng của các âm điệu nhạc của các xứ Quảng Nam, Quảng Ngãi.Thí dụ, những bài hát lý từ xứ Quảng. Tuy chịu ảnh hưởng sâu, nhưng cung điệu cùng giọng hát khi vào nam đã thay đổi rất nhiều. Vì xuất phát từ nền nhạc Huế nên nhạc Tài Tử Nam Bộ là một nền âm nhạc dồi dào, bác học, có lý thuyết hản hòi.Các âm điệu, nghệ thuật ứng tác, ứng tấu, tô điểm hoa lá đều có cả.
Nhưng vì các tay đờn loại nhạc này đều không theo nghiệp cầm ca nên loại nhạc này được gọi là nhạc Tài Tử. Đúng ra phải gọi là nhạc Tài Tử Nam Bộ . Danh từ tài tử có nghĩa người tài ba nhưng cũng còn có nghĩa là không chuyên nghiệp . Tuy không chuyên nghiệp nhưng các thầy đờn danh tiếng đều được coi như những bậc thầy của các bộ môn âm nhạc Tài Tử. Thầy đờn là tiếng gọi các nhạc sư, nhạc sĩ ngày xưa. Không dễ gì người thường dù có tiền có thể nghe được tiếng đàn của họ. Thường thì họ chỉ tu.tập trình diễn cho nhau nghe, khi rảnh rỗi.Loại nhạc này được truyền rộng rãi trong nhân gian, vì thế nó được giới bình dân ưa chuộng .
Trước khi cải lương ra đời, nhạc Tài tử gồm nhiều bài bản thuộc về nhạc Cung Đình, Ca Huế, Hò, Lý. Sân khấu thời đó chỉ có Hat' Bội.Các bài ca cổ nhạc xử dụng các bài bản cũ, hát rất công phu vì phải theo đúng cung nhịp của nó. Cũng như ta hát tân nhạc bây giờ. Sự khác biệt giữa tân nhạc và cổ nhạc là cổ nhạc ít có sáng tác mới về bản nhạc. Mỗi bản nhạc được xử dụng rất nhiều lần để soạn giả viết lời ca. Vì thế khi hát một bài cổ phải biết bài hát đó hát theo nhạc Tây Thi, Cổ Bản, Tứ Đại Oán, Trường Tương Tư, v.v. Lối hát này rất khắt khe vì ca sĩ phải thuộc cả âm điệu của bản nhạc mà các bản nhạc cổ đều có âm điệu khó học thuộc lòng . Từ đầu đến cuối bài đều dài mà không có các đoạn lập đi lập lại thành điệp khúc, tiểu khúc, với luật cân phương AABA như tân nhạc.
Nhạc Cải Lương ra đời vào năm 1917 . Gọi là cải lương vì có sự thay đổi lớn trong cách dàn dựng, y phục và lời ca . Sân khấu cải lương mầu mè lộng lẫy, có khuynh hướng kỹ thuật Tây phương. Tuồng tích có lớp lang, Các bài ca cũng phong phú hơn . Trước khi có 6 câu vọng cổ, các bài ca cải lương thịnh hành là bài Hành Vân và bài Tứ Đại Oán . Hiện nay các bài ca soạn theo bộ môn, tức các nhạc bản xưa vẫn có nhưng càng ngày càng hiếm đi nhường chỗ cho 6 câu vọng cổ .
Tiền thân của 6 câu vọng cổ là bài Dạ Cổ Hoài Lang. Lúc đầu bài hát này rất đơn giản nhưng dần già các nhạc sĩ thêm mỗi người một khúc, làm thành 6 câu vọng cổ . Có thể nói cha đẻ ra sáu câu vọng cổ là ông Cao Văn Lầu, nhưng cha nuôi của nó là các nhạc sĩ dân gian, vô danh.
Ông Cao Văn Lầu, tục gọi ông Sáu Lầu, sinh năm 1890 ở Vũng Gù, sau đổi thành tỉnh Long An rồi Tân An . Thuở nhỏ đã theo cha mẹ sang sống ở Bạc Liêu . Tác gỉa cũng không nhớ rõ, nên sách vở giờ đây ghi bài Dạ Cổ Hoài Lang được sáng tác vào năm 1919 hay 1920 .
Ông Sáu Lầu không nói, nhưng có hai giả thuyết về hoàn cảnh sáng tác bài hat' này . Giả thuyết thứ nhất, của nhiều người như sách của ông Trần Văn Khải, thì sau khi lập gia đình được 10 năm mà ông không có con nối giòng nên cha mẹ ông buộc ông cưới vợ khác . Ông Sáu Lầu thời gian ấy nhớ lại cảnh lúc chia ly với bà vợ cũ, ông sáng tác bài Dạ Cổ , sau đổi thành Dạ Cổ Hoài Lang . Dạ Cổ Hoài Lang nghĩa là đêm khuya nghe trống nhớ chồng . Giả thuyết thứ hai, của giáo sư âm nhạc Thuyết Phong, nhân chuyến viếng thăm của đoàn nhạc sĩ từ Huế vào, ông Sáu Lầu đã viết bản nhạc này để tặng đoàn nghệ sĩ Huế .
Về sau bài Dạ Cổ Hoài Lang đổi tên thành Vọng Cổ Hoài Lang rồi Vọng Cổ . Bài hát này có tất cả 20 câu . Nhịp đôi tức mỗi câu 2 nhịp 4/4. Nhịp ở đây phải hiểu là trường canh trong tân nhạc . Tức khúc nhạc giữa hai lằn kẻ thẳng(|) . Khi nói về nhịp, không nên có ý niệm như nhạc Âu Mỹ 2/4, 3/4, 4/4, v.v. Xin đọc nguyên bản bài Dạ Cổ Hoài Lang ở phiá dưới bài nàỵ
Với dòng thời gian, các nhạc sĩ thêm nốt nhạc, lời ca, vào mỗi câu của bài Dạ Cổ Hoài Lang nói trên . Mỗi câu lúc ban đầu chỉ có 2 nhịp . Sau lên 4 nhịp rồi 8, 16, 32, 64 nhịp . Ngày nay thông dụng là câu vọng cổ 32 nhịp .
Nhưng vì mỗi câu bây giờ có tới 32 nhịp, dài quá nên ca sĩ không hát nguyên bài 20 câu nữa mà chỉ hát tối đa 6 câu, nên gọi là 6 Câu Vọng Cổ .
Lúc đầu chỉ có các câu hát vọng cổ thuần túỵ Khi nghệ sĩ Út Trà Ôn hát bài Vọng Cổ 16 nhịp thì có thêm ngâm thơ Lục Vân Tiên.
Bài 6 câu vọng cổ 32 nhịp đầu tiên xuất hiện năm 1953 . Đó là bài Đội Gạo Đường Xa kể chuyện thầy Tử Lộ . Hữu Phước hát . Tác giả bài vọng cổ tên là Hà Huy Hà, tức thi sĩ Kiên Giang, tác giả bài thơ Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím .
Về cấu trúc bài 6 câu vọng cổ, hiện tại có hai da.ng. Một dạng dùng để hoà nhạc và một dạng nữa dùng để ca cải lương . Hai cách dàn đựng này thực ra không khác nhau bao nhiêu.Có khác chăng là trong một bài vọng cổ có phần chỉ có hát mà không có đàn, và ngược lại .
Trước khi đi vào phần cấu trúc của 6 câu vọng cổ, một số căn bản cần biết trong cổ nhạc:
1/ một "Nhịp" trong cổ nhạc là một trường canh (mesure). Nhạc cổ chỉ có nhịp 2/4 hay 4/4. Bài 6 câu vọng cổ ngày nay theo nhịp 4/4. Vậy một nhịp có bốn phách . Một phách là một nốt đen. Trái lại với nhạc Âu Mỹ, phách mạnh (temps fort) trong cổ nhạc là phách chẵn.
2/ Mỗi câu vọng cổ có 32 nhịp, trừ câu thứ nhất và có thể câu thứ tư . Một bài 32 nhịp được coi như gần bằng một bài hát tân nhạc . Câu thứ tư có thể có 16 hay 32 nhịp.
3/ Danh từ "câu" vọng cổ là một đoạn nhạc, trong đó có 32 nhịp nhạc và nhiều "câu" hát.
4/ Cổ nhạc không có tam trình (tierce), vì thế trong cổ nhạc không phân biệt hợp âm trưởng (majeur) hay thứ(mineur).
5/ Đàn nên đi theo lời ca cho hợp với làn hơi ca sĩ, đánh từng nốt, có thể nhiều nốt liên tục và mau lẹ như nhạc jazz nhưng không có hợp âm . Khi đàn hoà nhạc phải theo bài bản hẳn hòi, không có biến chế tại chỗ. Nhưng khi đàn cho ca sĩ ca, nếu không thuộc bản, thì có thể đàn miễn sao cho hợp với giọng ca, nhưng nốt nhạc cuối cùng của mỗi câu vọng cổ phải theo quy luật cố định sẽ nói trong phần cấu trúc.
6/ Về dây đàn, trừ những trường hợp đặc biệt, có hai loại dây cho ca sĩ ca là dây Đào (Hò Nhất) và đây Kép (Hò Ba). Cho nữ giới, nốt Hò thường là nốt Sol và nốt Đô cho nam giới. Cũng có những trường hợp ngoại lệ dây đàn phải theo giọng ca như giọng ca của nghệ sĩ Minh Cảnh.
7/ Danh từ "Nhồi" để chỉ phần đàn không ca bắt đầu từ nhịp sau cùng của một câu vọng cổ sang phần đầu của câu vọng cổ kế tiếp. Phần đờn này rất quan trọng vì nó định tốc độ của những câu hát theo sau .
8/ Danh từ "Rao" để chỉ phần nhạc đệm theo các khúc ngâm thơ, Hò, hát Lý, ca tân nhạc v.v. không thuộc vào 6 câu vọng cổ cơ bản . Những đoạn rao thường ở ngay đầu bài vọng cổ, trước câu 1 hay ở giữa trước câu 4 . Đoạn ngâm thơ hay hát này tự do, nhiều tác giả gọi là phần "Nói Lối"
9/ Danh từ "Nói Lối" cũng để chỉ đoạn sau khi "Rao" và trước khi chính thức câu vọng cổ thì đàn ngừng lại và ca sĩ vô một đoạn rất dài và cuối cùng xuống nốt Hò. Lúc đó thì khán giả vỗ tay. Phần này thường được gọi một cách bình dân là "vô vọng cổ" .
10/ Dụng cu.âm nhạc ca vọng cổ thường dùng là bộ gõ gồm trống và Song Lang. Các loại đàn như đàn Kìm(Nguyệt) , đàn Cò (Nhị), Đàn Gáo (giống đàn cò nhưng tiếg trầm, nếu tiếng đàn cò là Vĩ Cầm thì đàn Gáo là Đại Vĩ Cầm), đàn Tranh, đàn Sến, đàn Ghi Ta phím lõm. Ít khi dùng đàn Tỳ Bà, đàn bầu.
11/ Song Lang là một dụng cu.nhỏ như cái mõ dùng để giữ nhịp . Người đàn nghe theo tiếng "cốc" của Song Lang mà theo nhịp . Song Lang gồm một cái mõ ở đưới, trên có một quả gõ là một cục gỗ hình bầu dục to khoảng bằng đầu ngón tay cái, công dụng để gõ. Cả hai được nối liền vào một thanh sắt dẻo tên gọi "Lưỡi Gà" hình chữ U để bàn chân đập vào làm cho quả gõ đụng vào cái mõ kêu lên một tiếng "cốc".
A/ CẤU TRÚC BÀi VỌNG CỔ ĐỂ HOÀ NHẠC .
Khi độc tấu hay hoà nhạc, có thể đờn ba câu 1,2,3 hay nguyên 6 câụ
Trước khi đờn những câu này còn có một đoạn nhạc dạo đầu.Nhịp cuối cùng của đoạn dạo đầu này thường được coi là nhịp 16 của câu thứ nhất. Nếu hoà nhạc thì chỉ có một cây đàn đánh trước đoạn dạo này và người nào dạo đoạn nhạc này còn điều khiển thêm song lang để giữ nhịp . Các câu vọng cổ trong bản đàn có 32 nhịp trừ câu thứ nhất có 16 nhịp. Vì trước câu vọng cổ thứ nhất còn có phần dạo đàn hay rao khoảng 16 nhịp nên thường thường, nhạc sĩ gọi nhịp đầu của câu vọng này là nhịp 17.
Các câu vọng cổ không có nốt nhạc nhất đi.nh. Mỗi nhạc sĩ có quyền chế biến các nốt nhạc theo ý mình, tùy hứng, trừ số nhịp nhất định và một số nốt ở các phách cố định sẽ nói trong phần cấu trúc của từng câu.
B/ CẤU TRÚC BÀI CA VỌNG CỔ.
Tuy một bài vọng cổ có 6 câu nhưng ít khi có ai viết một bài với tất cả 6 câu.Thường thường những bài vọng cổ chỉ có khoảng 3 hay 4 câu.Câu 3 khó ca nên ít ai dùng. Câu 4 giống câu 1 . Một bài vọng cổ thông thường xử dụng các câu 1, 2, 4 và 5. Nói chung cách xếp đặt số câu trong một bài vọng cổ tùy vào hứng của tác giả .
Trước câu 1 và câu 4 có phần "Rao", "Nói lối". Có thể là một đoạn thơ, Hò, Hát Lý, một đoạn tân nhạc hay một bài cổ nhạc nhỏ như Lý Con Sáo, Ú Liu Ú Xáng, Tử Quy Từ, Lưu Thuỷ Hành Vân, v.v.
Trứớc khi bắt đầu câu 1 hay câu 4, có một đoạn ngắn cũng gọi là "Nói Lối". Phần này chỉ hát không đàn và khi ca sĩ chấm dứt xuống Hò thì khán gỉa vỗ taỵ Ban nhạc phải đợi thời gian hai nhịp để cho khán gia, vỗ tay rồi mới vô đàn . Tuy đoạn này không bắt buộc nhưng thiếu đoạn này coi như bài vọng cổ mất hào hứng .
Ngoài ra trước các câu vọng cổ 2, 3, 5, 6 có thể thêm một vài câu thợ Đàn tự do chỉ "Rao" theo làn hơi của ca sĩ .
Từ khi soạn giả Viễn Châu đưa tân nhạc vào giao duyên với cổ nhạc thì trước mỗi câu vọng cổ, có thể hát một đoạn tân nhạc. Đây là trường hợp của một số bài như Đêm Tàn Bến Ngự, Đò Chiều, Tình Anh Lính Chiến v.v.
THÍ DỤ : BÀI VỌNG CỔ BẠCH THU HÀ
(tức : Bạch Thu Hà Khóc Võ Đông Sơ)
Soạn giả : Viễn Châu
Giọng ca : Lệ Thủy
[Tân nhạc]
Trong khói hương mơ màng tung bay
Đêm tóc tang u buồn nhớ ai
Nửa chừng duyên kiếp chia phôi
Ai đi cách mấy phương trời
Duyên trúc mai vĩnh viễn xa rồị
Ai biết đâu một lần chia tay
Riêng thiếp cam chịu nhiều đắng cay
Mối sầu bao thuở chưa nguôi
Ly tan nhớ tiếc muôn đời
Bao đắng cay than chẳng nên lờị
[Câu 1]
Lối : Võ lang ơi đôi ngã sâm thương uyên ương rã
cánh, thiếp đành cam gãy gánh chung ... tình. (HÒ)
(khán giả vỗ tay)
[bắt đầu câu 1]
Gió kép mưa đơn, thiếp thui thủi một mình. (HÒ)
Chàng hy sinh đền ơn xã tắc
Thiếp nghẹn ngào tím ruột bầm gan. (XÊ)
Rảo bước theo đám quân canh đến trước tùng đình
Thiếp ngập ngừng chưa dám bước vào trong. (XANG)
Bởi thiếp đây đâu dám ngờ rằng
Võ Đông Sơ đã ra người thiên cổ . (CỐNG)
[Câu 2]
Đàn đứt dây rồi phím đã long
Làm sao dạo được bản tương phùng. (HÒ)
Thiếp gởi niềm đau theo giọt lệ ly tình. (HÒ)
Trống thành tây mấy dùi khoan nhặt
Thiếp hãi hùng như tiếng trống tàn canh. (XÊ)
Bẽ bàng thay tuổi đầu xanh
Đầu xanh vương lấy nợ tình mà chi . (XANG)
Để rồi chịu cảnh chia ly
Một buổi phân kỳ lệ hận trào tuông. (XANG)
[Câu 4]
Lối : Thiếp muốn xé tan áng mây trên tầng cao diệu
vợi, để hỏi thử cao xanh ông ghét ghen chi mà để tội
kẻ chương ... đài . (HÒ)
(khán giả vỗ tay)
[bắt đầu câu 4]
Một kiếp quần thoa lận đận biết bao ngày . (HÒ)
Nhưng mảnh kiên trinh thiếp nguyền vẹn giữ
Cho trọn lời đoan thệ cùng ai . (XÊ)
Thôi rồi đá nát vàng phai
Cầu Ô lỡ nhịp mộng đời dở dang. (XANG)
Nhìn lên trướng rủ màu tang
Chàng đi để thiếp khóc than một mình. (HÒ)
[Câu 5]
Ánh nguyệt mới nhô lên đã bi.phủ che bởi vầng mây xám. (HÒ)
Cũng như đời thiếp vừa thoát cơn khổ nạn
Đã đành cam vắng bạn chung tình. (HÒ)
Quấn mảnh khăn tang thiếp quỳ trước tùng đình. (HÒ)
Chàng ra đi muôn đời không trở lại
Chén rượu đào thiếp đưa tiễn ai đây . (XÊ)
Rượu sanh ly dưới làn hương khói
Trước linh sàng thiếp thổn thức từng cơn. (XANG)
Rượu đôi chun, lễ người thiên cổ
Tiễn đưa ai đi mãi không về . (XỀ)
[Câu 6]
Võ lang, Võ lang, Trời ơi (XANG)
thiếp đã gào lên mấy lượt
Sao chàng vẫn im lìm trong cỗ áo quan. (CỐNG)
Bạch lạp lờ mờ như đổ lệ sầu than
Khóc cho đời thiếp bẽ bàng duyên hương lửa . (XANG)
Lời đoan thệ đã bay theo ngọn gió
Thì còn tiếc chi thân của Bạch Thu Hà . (XỀ)
Võ lang ôi, thiếp mượn lưỡi báu đao phủi rồi nợ thế . (XANG)
Để nơi miền âm cảnh, Bạch Thu Hà hội ngộ Võ Đông Sơ . (HÒ)
Như đã nói các câu vọng cổ không có nốt nhạc nhất đi.nh. Mỗi nhạc sĩ có quyền chế biến các nốt nhạc theo ý mình, tùy hứng, trừ số nhịp nhất định và một số nốt ở các phách cố định . Sau đây là phần cấu trúc của mỗi câu vọng cổ.
I.VỌNG CỔ CÂU MỘT .
[Câu 1] bài Bạch Thu Hà
Lối : Võ lang ơi đôi ngã sâm thương uyên ương rã
cánh, thiếp đành cam gãy gánh chung ... tình. (HÒ)
(khán giả vỗ tay)
[bắt đầu câu 1]
Gió kép mưa đơn, thiếp thui thủi một mình. (HÒ)
Chàng hy sinh đền ơn xã tắc
Thiếp nghẹn ngào tím ruột bầm gan. (XÊ)
Rảo bước theo đám quân canh đến trước tùng đình
Thiếp ngập ngừng chưa dám bước vào trong. (XANG)
Bởi thiếp đây đâu dám ngờ rằng
Võ Đông Sơ đã ra người thiên cổ . (CỐNG)
Câu vọng cổ 1 có 16 nhịp . Tuy nhiên trước đó đã có phần ngâm thơ, ca tân nhạc, rao lý con sáo, v.v và có một đoạn nói lối vô vọng cổ ngay trước khi khán giả vỗ taỵ
Phần nói lối này ca không có đàn, trừ chữ cuối cùng là nốt Hò. Chữ cuối cùng này ăn với nốt Hò nên chữ này phải có dấu HUYỀN . Nốt này được gọi là nốt Hò 16 vì theo quy định, nhịp đầu của câu vọng cổ 1 bắt đầu là nhịp 17. Trong cổ nhạc, nốt cuối cùng của một nhịp rất quan tro.ng. Nốt này không phải là nốt mở đầu mà để chấm dứt một đoạn ca.
Câu nói lối này trung bình khoảng 2, 3, 4 câu văn hay câu thơ . Ca tự do (ad. lib) tuỳ theo ca sĩ . Hai chữ áp chót rất quan trọng vì lúc đó ca sĩ bắt đầu ngân nga lên xuống, các nhạc sĩ chờ vô nốt Hò, khán giả đưa hai bàn tay chờ đợi, hồi hộp vì không biết làn hơi của ca sĩ ngân nga tới lúc nào mới xuống nốt cuối cùng, đặng vỗ tay . Lấy bài vọng cổ BẠCH THU HÀ làm thí du.thì câu nói lối sẽ là :
Lối : Võ lang ơi đôi ngã sâm thương uyên ương rã
cánh, thiếp đành cam gãy gánh chung ... tình. (HÒ)
(khán giả vỗ tay)
Sau đó thì đến phần vọng cổ câu 1 gồm 16 nhịp, đếm bắt đầu từ nhịp 17.
Quy luật: Hò 16, Hò 20, Xê 24 (SL), Xang 28, Cống 32
Quy luật này có nghĩa :
1 - Nốt cuối cùng của nhịp 16, nói lối, phải là nốt Hò. Chữ này phải có dấu huyền. Trong thí du.trên đây, nốt Hò 16 là nốt cho chữ "tình".
2 - Khi đến nốt Hò 16 thì đàn vô nốt Hò rồi nghỉ hai phách (nhịp tây phương 2 nốt đen). Lúc này thì khán giả vỗ tay . Sau khi nghỉ hai phách thì đờn tiếp 2 phách còn lại của nhịp 17, nhịp 18, nhịp 19 . Ca sĩ ca chung với đàn một câu ở nhịp 20. Thường thường hát cho mỗi nhịp là một câu văn hay thơ khoảng 8 ,9, 10 chữ, miễn sao cho đủ 4 phách . Nhịp 20 kết bằng nốt Hò . Chữ cuối cùng mang dấu huyền . Thí dụ trong câu 1 của bài Bạch Thu Hà :
Gió kép mưa đơn, thiếp thui thủi một mình. (HÒ)
3 - Đàn hai nhịp 21 và 22 . Đàn và hát chung nhịp 23, 24 . Nốt cuối cùng của nhịp 24 là nốt Xệ Nhịp 24 còn gọi là nhịp Song Lang vì trong 6 câu, tới đây nhạc sĩ gõ Song Lang. Chữ của câu hát ở nốt Xê không có dấu .
Thí dụ:
Chàng hy sinh đền ơn xã tắc
Thiếp nghẹn ngào tím ruột bầm gan. (XÊ)
4 - Đàn hai nhịp 25 và 26 . Đàn và hát chung nhịp 27, 28 . Nốt cuối cùng của nhịp 28 là nốt Xang. Chữ hát ở nốt Xang này không có quy định về dấu .
Thí dụ:
Rảo bước theo đám quân canh đến trước tùng đình
Thiếp ngập ngừng chưa dám bước vào trong. (XANG)
5 - Đàn hai nhịp 29 và 30 . Đàn và hát chung nhịp 31, 32 . Nốt cuối cùng của nhịp 32 là nốt Cống. Chữ hát ở nốt Cống phải mang vần trắc .
Thí dụ:
Bởi thiếp đây đâu dám ngờ rằng
Võ Đông Sơ đã ra người thiên cổ . (CỐNG)
II.VỌNG CỔ CÂU HAI .
[Câu 2] bài Bạch Thu Hà
Đàn đứt dây rồi phím đã long
Làm sao dạo được bản tương phùng. (HÒ)
Thiếp gởi niềm đau theo giọt lệ ly tình. (HÒ)
Trống thành tây mấy dùi khoan nhặt
Thiếp hãi hùng như tiếng trống tàn canh. (XÊ)
Bẽ bàng thay tuổi đầu xanh
Đầu xanh vương lấy nợ tình mà chi . (XANG, xể )
Để rồi chịu cảnh chia ly
Một buổi phân kỳ lệ hận trào tuông. (XANG)
Quy luật: Xê 4, Xang 8, Xang 12, Hò 16, Hò 20, Xê 24 (SL), Xê 28, Xang 32
Nếu ca dài có thể ca vào các nhịp 4, 8, 12. Bình thường các bài vọng cổ ca vào nhịp 16.
1- Khi đàn nhồi qua câu hai, đánh hết nhịp 1, 2. Nếu hat' ngay có thể bắt đầu hát từ nhịp thứ3, đến hết nhịp 4. Nốt cuối cùng là Xê, không có quy luật bằng trắc.
2- Đàn hết nhịp 5, 6. Nếu hát ngay có thể bắt đầu hát từ nhịp thứ 7, đến hết nhịp 8. Nốt cuối cùng là Xang, không có quy luật bằng trắc.
3- Đàn hết nhịp 9,10. Nếu hát ngay có thể bắt đầu hát từ nhịp thứ 11, đến hết nhịp 12. Nốt cuối cùng là Xang, không có quy luật bằng trắc.
Từ nhịp 16 đến 32, sự hoà hợp giữa đàn và hát giống như câu một . Quy luật của chữ và nốt nhạc như sau :
4- Đàn nhịp 13, 14.
5- Đàn và hát nhịp 15, 16. Nhịp 16 kết bằng nốt Hò, dấu huyền.
6- Đàn nhịp 17, 18, 19.
5- Đàn và hát nhịp 20. Nhịp 20 kết bằng nốt Hò, dấu huyền.
6- Đàn nhịp 21, 22.
7- Đàn và hát nhịp 23, 24. Nhịp 24, nhịp Song Lang, kết bằng nốt Xê, chữ cuối không có dấụ
8- Đàn nhịp 25, 26.
9- Đàn và hát nhịp 27, 28. Nhịp 28 kết bằng nốt Xê, dấu gì cũng được. Trong câu hai của bài Bạch Thu Hà, câu này bản in viết XANG, đúng quy liật phải là Xệ
10- Đàn nhịp 29,30.
11- Đàn và hát nhịp 31, 32. Nhịp 32 kết bằng nốt Xang, không dấu.
III.VỌNG CỔ CÂU BA .
[Câu 3] bài Bạch Thu Hà không có câu 3, xin thí du.bằng câu 3 bài Tề Thiên Đại Thánh.
Nói đến cái tài biến hóa của lão Tôn thì ôi thôi không nói nổi
Lão Tôn chỉ nhổ một sợi lông thổi bùa (XANG 12) một cái
tức thì khỉ to khỉ nhỏ khỉ đực khỉ cái xuất hiện rần rần vậy hà.
Bởi vậy một bữa nọ sau khi nhậu nhẹt say sưa (XANG 16)
lão Tôn cao hứng nhảy ùm xuống biển tắm chơi cho nó
mát. Ai ngờ cả lâu đài cung điện của Long Vương đều rung rinh muốn sập (XÊ 20)
Long Vương nhảy lên cự nự, bi.lão Tôn dợt một hồi
ổng cuốn vó chạy te vậy hà (CỐNG 24)
Đó rồi sẳn dịp muốn lấy le, lão Tôn nhổ phứt cái
cột chầu của Long Vương làm cây thiết bảng (XANG 28)
Long Vương phục tài của lão Tôn quá mạng nên mới năn
nỉ lão Tôn kết bạn tâm đồng (HÒ 32)
Quy luật : Xê 4, Xang 8, Xang 12, Xang 16, Xê 20, Cống 24 (SL), Xê/Xang 28, Hò 32
Câu 3 lời ca thường dài không có quy luật nhất định nên ca sĩ có thể vô ở đầu, giữa hay cuối câu 8, 10, 12 . Cái luật này có vẻ cương !!! Câu 3 bài Tề Thiên Đại Thánh trên đây có thể bắt đầu ca từ đầu nhịp 10.
Nếu ca dài có thể ca vào các nhịp 4, 8, 12. Nếu bài hát ngắn có thể đặt lời bắt đầu cho Hò 16.
Nhịp 24, nhịp Song Lang, kết bằng nốt Cống. Thực ra câu hát kết bàng Cống nhưng đàn còn thêm nốt nữa là Xệ Nói rõ hơn, chỗ này đàn đánh Xê, Cống, Xê .
Nhịp 28 có thể là nốt Xê hoặc Xang. Có thể đánh Xang cho nữ ca sĩ; Xê cho nam ca sĩ. Người đánh đàn có thể đánh nốt Xang rồi nhấn dây cao lên nốt Xệ
Vì câu 3 thường có lời dài, câu hát không có quy định bắt đầu từ đâu, nên có thể đặt dài ngắn tùy ý nhưng phải kết câu cho đúng ở các nốt trong quy luật đã nói ở trên. Thường thường một câu thơ 7,8,9 chữ là một nhịp đàn 4 phách (nốt đen).
1- Ở nốt kết Xê4, Xang 8, Xang 12 : không áp dụng luật bằng trắc . Về phần đàn, các nốt này đánh Xang, nhấn cao lên tới Xê .
2- Xang 16 : vần trắc hay không dấu . Chỗ này đàn đi tiếp Xê Cống Xê
3- Xê 20, Xê/Xang 28 : không áp dụng luật bằng trắc .
4- Cống 24 : không dấụ
5- Hò 32 : dấu huyền.
IV. VỌNG CỔ CÂU BỐN .
[Câu 4] bài Bạch Thu Hà
Lối : Thiếp muốn xé tan áng mây trên tầng cao diệu
vợi, để hỏi thử cao xanh ông ghét ghen chi mà để tội
kẻ chương ... đài . (HÒ)
(khán giả vỗ tay)
[bắt đầu câu 4]
Một kiếp quần thoa lận đận biết bao ngày . (HÒ)
Nhưng mảnh kiên trinh thiếp nguyền vẹn giữ
Cho trọn lời đoan thệ cùng ai . (XÊ)
Thôi rồi đá nát vàng phai
Cầu Ô lỡ nhịp mộng đời dở dang. (XANG)
Nhìn lên trướng rủ màu tang
Chàng đi để thiếp khóc than một mình. (HÒ)
Câu vọng cổ 4 có 32 nhịp . Có hai cách ca: Ca ngắt hay ca suốt.
Ca ngắt: Sau câu vọng cổ 2 hay 3 thì đàn ngừng lại . Ca sĩ bắt đầu ngâm thơ, nói lối rồi mới vô vọng cổ câu 4. Cách ca này khán giả được vỗ taỵ
Ca suốt: Sau câu 2 hay câu 3, không có ngâm thơ, nói lối.Đàn dạo 16 nhịp đầu của câu 4 rồi ca sĩ bắt tiếp vào hát 16 nhịp còn lại .
Về cấu trúc, câu 4 giống câu 1 trừ hai nhịp đàn cuối cùng. Câu một nhịp 32 kết bằng Cống, câu 4 kết bằng Hò .
Quy luật: Hò 16, Hò 20, Xê 24 (SL), Xang 28, Hò 32
1 - Nốt cuối cùng của nhịp 16, nói lối, phải là nốt Hò. Chữ này phải có dấu huyền.
2 - Khi dến nốt Hò 16 thì đàn vô nốt Hò rồi nghỉ hai phách (nhịp tây phương 2 nốt đen). Lúc này thì khán giả vỗ tay . Sau khi nghỉ hai phách thì đờn tiếp 2 phách còn lại của nhịp 17, nhịp 18, nhịp 19 . Ca sĩ ca chung với đàn một câu ở nhịp 20. Thường thường hát cho mỗi nhịp là một câu văn hay thơ khoảng 8 ,9, 10 chữ, miễn sao cho đủ 4 phách . Nhịp 20 kết bằng nốt Hò . Chữ cuối cùng mang dấu huyền .
3 - Đàn hai nhịp 21 và 22 . Đàn và hát chung nhịp 23, 24 . Nốt cuối cùng của nhịp 24 là nốt Xệ Nhịp 24 còn gọi là nhịp Song Lang vì trong 6 câu, tới đây nhạc sĩ gõ Song Lang. Chữ của câu hát ở nốt Xê không có dấu .
4 - Đàn hai nhịp 25 và 26 . Đàn và hát chung nhịp 27, 28 . Nốt cuối cùng của nhịp 28 là nốt Xang. Chữ hát ở nốt Xang này không có quy định về dấu .
5 - Đàn hai nhịp 29 và 30 . Đàn và hát chung nhịp 31, 32 . Nốt cuối cùng của nhịp 32 là nốt Hò. Chữ hát ở nốt Hò phải có dấu huyền.
V. VỌNG CỔ CÂU NĂM .
[Câu 5] bài Bạch Thu Hà
Ánh nguyệt mới nhô lên đã bi.phủ che bởi vầng mây xám. (HÒ 12)
Cũng như đời thiếp vừa thoát cơn khổ nạn
Đã đành cam vắng bạn chung tình. (HÒ 16)
Quấn mảnh khăn tang thiếp quỳ trước tùng đình. (HÒ 20)
Chàng ra đi muôn đời không trở lại
Chén rượu đào thiếp đưa tiễn ai đây . (XÊ 24)
Rượu sanh ly dưới làn hương khói
Trước linh sàng thiếp thổn thức từng cơn. (XANG 28)
Rượu đôi chun, lễ người thiên cổ
Tiễn đưa ai đi mãi không về . (XỀ 32)
Quy luật: Hò 8, Hò 12, Hò 16, Hò 20, Xê 24 (SL), Xê/Xang 28, Xê 32
Nếu ca dài có thể ca vào các nhịp 8, 12. Bình thường các bài vọng cổ ca vào nhịp 16.
1- Từ nhịp 1 tới 6 là hoà nhạc. Không có quy luật bằng trắc.
2- Câu 7, 8 có thể bắt đầu hát . Kết bằng Hò. Không có quy luật bằng trắc.
3- Đàn hết nhịp 9,10. Nếu hát ngay có thể bắt đầu hát từ nhịp thứ 11, đến hết nhịp 12. Nốt cuối cùng là Hò, không có quy luật bằng trắc.
4- Đàn nhịp 13, 14.
5- Đàn và hát nhịp 15, 16. Nhịp 16 kết bằng nốt Hò, dấu huyền.
6- Đàn nhịp 17, 18, 19.
5- Đàn và hát nhịp 20. Nhịp 20 kết bằng nốt Hò, dấu huyền.
6- Đàn nhịp 21, 22.
7- Đàn và hát nhịp 23, 24. Nhịp 24, nhịp Song Lang, kết bằng nốt Xê, chữ cuối không có dấụ
8- Đàn nhịp 25, 26.
9- Đàn và hát nhịp 27, 28. Nhịp 28 có thể là nốt Xê hoặc Xang. Có thể đánh Xang cho nữ ca sĩ; Xê cho nam ca sĩ. Người đánh đàn có thể đánh nốt Xang rồi nhấn dây cao lên nốt Xệ Không áp dụng luật bằng trắc ở nốt nàỵ
10- Đàn nhịp 29,30.
11- Đàn và hát nhịp 31, 32. Nhịp 32 kết bằng nốt Xề thấp, dấu huyền.
VI.VỌNG CỔ CÂU SÁU .
[Câu 6] bài Bạch Thu Hà.
Võ lang, Võ lang, Trời ơi (XANG 12)
thiếp đã gào lên mấy lượt
Sao chàng vẫn im lìm trong cỗ áo quan. (CỐNG 16)
Bạch lạp lờ mờ như đổ lệ sầu than
Khóc cho đời thiếp bẽ bàng duyên hương lửa . (XANG 20)
Lời đoan thệ đã bay theo ngọn gió
Thì còn tiếc chi thân của Bạch Thu Hà . (XỀ 24)
Võ lang ôi, thiếp mượn lưỡi báu đao phủi rồi nợ thế . (XÊ 28)
Để nơi miền âm cảnh, Bạch Thu Hà hội ngộ Võ Đông Sơ . (HÒ 32)
Quy luật: Xê 4, Xê 8, Xang 12, Công 16, Xê/Xang 20, Xê 24 (SL), Xê 28, Hò 32
Nếu ca dài có thể ca vào các nhịp 4, 8, 12. Bình thường các bài vọng cổ ca vào nhịp 16.
1- Khi đàn nhồi qua câu năm, đánh hết nhịp 1, 2. Nếu hat' ngay có thể bắt đầu hát từ nhịp thứ3, đến hết nhịp 4. Nốt cuối cùng là Xê, không có quy luật bằng trắc.
2- Đàn hết nhịp 5, 6. Nếu hát ngay có thể bắt đầu hát từ nhịp thứ 7, đến hết nhịp 8. Nốt cuối cùng là Xê, không có quy luật bằng trắc.
3- Đàn hết nhịp 9,10. Nếu hát ngay có thể bắt đầu hát từ nhịp thứ 11, đến hết nhịp 12. Nốt cuối cùng là Xang, không có quy luật bằng trắc.
4- Đàn nhịp 13, 14.
5- Đàn và hát nhịp 15, 16. Nhịp 16 đàn Xê, Cống, Xê, không áp dụng luật bằng trắc.
6- Đàn nhịp 17, 18, 19.
5- Đàn và hát nhịp 20. Nhịp 20 kết bằng nốt Xê hay Xang, dấu gì cũng được.
6- Đàn nhịp 21, 22.
7- Đàn và hát nhịp 23, 24. Nhịp 24, nhịp Song Lang, kết bằng nốt Xê, chữ cuối có dấu HUYỀN.
8- Đàn nhịp 25, 26.
9- Đàn và hát nhịp 27, 28. Nhịp 28 có thể là nốt Xê, Không áp dụng luật bằng trắc .
10- Đàn nhịp 29,30.
11- Đàn và hát nhịp 31, 32. Nhịp 32 kết bằng nốt Xề Hò, không có dấu.Đây là nốt Hò duy nhất của nhịp 32 trong 6 câu vọng cổ không mang dấu huyền .
Nơi đây xin chấm dứt 6 câu vọng cổ. Mời các bạn sáng tác.
PHỤ LỤC:
Dạ Cổ Hoài Lang
Cao Văn Lầu
1 Từ là từ phu tướng
2 Bửu kiếm sắc phong lên đàng
3 Vào ra luống trông tin chàng
4 Đêm năm canh mơ màng
5 Em luống trông tin nhạn (chàng)
6 Ôi, gan vàng quặn đau
7 Đường dầu xa ong bướm
8 Xin đó đừng phu.nghĩa tào khang
9 Còn đêm luống trông tin bạn
10 Ngày mòn mỏi như đá vọng phu
11 Vọng phu vọng, luống trông tin chàng
12 Lòng xin chớ phu.phàng
13 Chàng hỡi, chàng có hay
14 Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
15 Biết bao thuở đó đây xum vầy
16 Duyên sắt cầm đừng lạt phai
17 Thiếp cũng nguyện cho chàng.
18 Nguyện cho chàng hai chữ bình an
19 Mau trở lại gia đàng
20 Cho én nhạn hiệp đôi
Bản đàn :
1 Hò lìu xang xê cống
2 Líu cống líu cống xê xang
3 Xừ xang xê hò líu cống xê xang hò
4 Liu xế xang xự xề xang lìu hò
5 Xừ liu xáng ũ liu cống xề
6 Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu
7 Hò lìu xang xang xế cống
8 XÊ xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
9 Xừ xang xế, líu xê xang xư’
10 XÊ líu xừ, líu lĩu xừ xang
11 Xừ, xê líu xừ, líu cống xê, líu hò
12 Liu xề xang xự cống xê xang lìu hò
13 Xừ xang xừ cống xế
14 XÊ líu xừ, líu lĩu xừ xang
15 Xừ xang xề hò líu cống xế xang hò
16 Lưu xáng xàng, xề liu xề xáng ú liu
17 Hò xự cống xê xang hò
18 XÊ líu xừ, líu lĩu xừ xang
19 Xừ xang xế, hò líu cống xê xang hò
20 Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu
Nguồn: Phạm Vĩnh (trinhnu.vn)