NGƯỜI MANG TÂM SỰ
Lời nhạc: Như Phy
Lời cổ: Võ Tử Uyên
NHẠC:
Nam: Người ta dỗ ngọt tôi vào tình yêu
Bây giờ chê chán nẻo đi đường về
Nam: Anh lầm tin lời người ta
Anh lầm tôi khổ vì yêu
Để giờ đây nức nỡ thế này.
Nam: Người ta đã bỏ tôi rồi bạn ơi
Đâu còn chi nữa mà mong mà chờ
Nữ: Cung đàn lỗi nhịp đường tơ
Cung sầu chết cả hồn thơ
Nam: Để lòng tôi giá lạnh như tờ ….
VỌNG CỔ:
Nữ: Thôi..Buồn làm chi nữa anh ba ơi! Bộ anh không nghe người ta nói sao.
Nam: Người ta nói... mà người ta nói sao vậy cô Út?
Nữ: Người ta nói vầy nè
Câu 1:
Nữ: Đường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần sầu nghĩa là niềm vui chẳng được bao nhiêu mà nỗi sầu sẽ mênh mang chất ngất niềm vui rồi sẽ qua đi chỉ còn nỗi sầu ở lại giày xéo... thiên thu cho khô héo trái tim … mình. Ai đã từng yêu mà không đau khổ một lần.
Nữ: Em ơi! Con đường tình yêu ngỡ đầy hoa thơm cỏ lạ, có ai ngờ lại đầy rẫy chông gai. Lời đường mật buổi đầu nhanh chóng phôi phai, còn lại trong anh giọt nắng lặng thầm.
Nữ: Người đã xa rồi như một giấc mơ tan, cho khúc tình ca chuyển điệu buồn ai oán....
LÝ CHIỀU CHIỀU
Nam: Chiều buồn anh đếm bước trong hoàng hôn,
Nắng chiều rơi lẻ loi vài tia thoi thóp
Nữ: Lẻ loi như bước chân lặng thầm
Của kẻ đang si tình , đã mất rồi tình yêu
Câu 2:
Nam: Chỉ còn mênh mông một khoảng tối bao trùm. Ta chợt thương ta sao lỡ bước lạc lầm. Ta trách thân ta sao non lòng nhẹ dạ, ta hận tình đời sao bạc bẽo như vôi.
Nữ: Mới ngày nào còn tha thiết đắm say giờ ngoảnh mặt chợt như người xa lạ.
Nam: Hò …ơ … Nghĩa nhân như cánh chuồn chuồn, khi vui nó đậu khi buồn nó bay.
NHẠC:
Nam: Ai đem con Sáo sang sông
Để cho sổ lồng nó bay
Nữ: Nó bay nó chẳng về đâu
Ai chia duyên Bắc tình Nam
Người nơi đầu gió kể ngoài chân mây.
Nam:Người ta đã bỏ tôi rồi bạn ơi
Bây giờ đi sớm về khuya một mình
Nữ: Ôi nhìn thế sự nỗi trôi
Cũng đành chấp nhận mà thôi
Để mặc cho con tạo xoay vờn...
Câu 5:
Nam: Em ơi! Đâu có ai đem Sáo sang sông mà sao Sáo vẫn sổ lồng tung... cánh..., đâu có ai duyên Bắc tình Nam chỉ tại lòng người thay đen đổi trắng xem chuyện tình yêu như một cuộc... chơi … đùa. Tàn một đêm vui là hết kẻ mong chờ. Còn lại một mình anh bước lữ hành đơn độc chợt ngậm ngùi nghe ai hát một khúc ca.
NHẠC:
Nữ: Em như giọt mưa trên phố xưa
Nuôi kỷ niệm bám hoài trí nhớ
Kỷ niệm như rêu anh nếu vào trượt ngã
Nữ: (Vọng cổ)Tình xưa giờ quá xa anh còn vọng tưởng làm gì...
Nam: Xa rồi một thuở đam mê
Hết rồi tiếng hẹn câu thề đầu môi
Nữ: Người đi cũng đã xa rồi
Bỏ dòng sông cũ nước trôi lạnh lùng.
ĐOẢN KHÚC LAM GIANG:
Nam: Giờ còn mình ta thôi
Ta với ta đi về đơn côi
Bàn chân giẫm lên bóng hình
Ta bỗng giận ngọn đèn thao thức
Nữ:Từng giọt cà phê rơi
Hay giữa tim ta giọt sầu rơi rơi.
VỌNG CỔ:
Nam: Quán vắng đêm nay một mình ta nhấm nháp, vị đắng cà phê vị đắng cuộc tình buồn.
Nữ: Nhấm nháp đi anh nuốt vào lòng giọt đắng, rồi ngẩng cao đầu để đón mặt trời lên.
Nam: Tâm sự buồn để lại sau lưng, mang chi cho nặng hành trình tương lai.
Tên thật: Võ Tử Uyên
Ngày sinh: 1955
Thể loại: Việt Nam, Cải Lương
Quốc Gia: Việt Nam
Nếu không biết nhau từ trước, chỉ tình cờ chạm mặt ở sàn tập hay phòng thu, hẳn nhiều người sẽ nghĩ Võ Tử Uyên (V.T.U) là nghệ sĩ, bởi ở con người cô, tư chất nghệ sĩ đậm nét hơn là phong cách của một soạn giả hay một biên tập viên – công việc thường ngày của cô ở Đài Truyền hình TPHCM. Nếu Võ Tử Uyên là nghệ sĩ, chắc chắn cô thuộc tín của NS Tài Linh – một cô đào không thể gọi là đẹp nhưng lại mềm mại dễ cảm đến nao lòng.
Cái cốt cách khả ái, đa cảm ấy được Uyên chuyển tải gần như trọn vẹn vào những trang viết. Cho nên những bài ca, những vở diễn do cô chuyển thể hay biên soạn tuy không nhiều, cũng không gây sốc bởi chủ đề, tư tưởng nhưng bao giờ cũng da diết khó quên trong cách thể hiện.
Có lần Uyên tâm sự cô rất dở xây dựng xung đột. Quả thật kịch bản của cô không có một cốt truyện ly kỳ với nhiều tình huống đột biến. CÔ cũng không có một văn phong sắc sảo thể hiện sự sâu sắc, tính triết lý của tư duy. Nhưng có thể bắt gặp trong kịch bản của cô cái hồn hậu giản dị của Ngọc Linh, cái đằm thắm nữ tính của Nhị Kiều, cái mượt mà trao chuốt của Loan Thảo, Yên Lang. Dĩ nhiên chưa thể nói Uyên đã đạt đến tầm vóc của những thầy tuồng “cây đa, cây đề” đó, hay là phong cách của cô kết hợp được nhiều đến thế ưu điểm của những bậc tiền bối. Nhưng nếu số lượng những cây bút trẻ viết cải lương đã ít ỏi, thì Uyên lại là một trong số rất hiếm hoi những soạn giả trẻ viết được cải lương đúng chất của một thời vang bóng: sử dụng bài ca nhiều và đắc địa, tạo được đất diễn cho lừng nhân vật. Một vai dù phụ ít nhất cũng có được một tích tắc thăng hoa, không chỉ đi ra đi vào cho rộn ràng sân khấu. Tôi biết đến tác giả V.T.U lần đầu tiên qua kịch bản “Người chị và mấy đứa em”, chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Ngọc Linh. Tiếp theo là một vài vở cải lương viết cho Video cải lương, nhưng rồi sau đó thì… Uyên biệt tích.
Source: zing