TẾT ĐÔNG VUI
Đặng Thanh Huyền
Xang Xừ Líu
Sáng mùng một thấy ba má tươi… cười
Kêu con cháu lại chúc xuân
Thảo, Trinh, Nhung, Thuận, Huyền, Ngân,
Bảo, Hòa, Thúy đến… quây quần
Các cháu đều đang có mặt và đủ cả rể, dâu
Bắt đầu từ lớn đến nhỏ điểm danh, má ba lời hay chúc mừng
Chúc gia đình, mùa xuân rạng rỡ
Luôn tươi cười và suốt năm mạnh khỏe
Má ba đưa mỗi cháu con bao lì xì năm mới
Ôi yêu sao tết đoàn viên, vui quá xá vui luôn.
Vọng Cổ
Một năm – mười hai tháng – ba trăm sáu mươi lăm ngày mong đợi. Má ba mừng vui như đang mùa lễ hội khi con cháu có mặt đông đủ về đây ngày mùng một tết… sum… vầy.
Câu 1. Để má ba điểm danh từng đứa một xem nào.
Thuận, Hòa, Trinh, Thúy, Bảo, Nhung, Huyền, Ngân, Thảo,
Có mặt đủ rồi, tiếp tục đến lượt rể dâu.
Rể: Hỷ, Tâm, Tiến, Cần, Nho, Dinh,
Dâu: Ngọc Anh, Bích Phượng, Xuân Kiều.
Các cháu: Phương, Mai, Hân, Nhãn, Minh, Tân,
Và cả Men, Trân, Na, Tuyền, Ka, An, Dũy.
Câu 2. Vợ chồng Ngân - Nho về hôm hai mươi sáu, dẫu mấy trăm cây số ở tận Sài Gòn.
Rất đáng ngợi khen bởi sự hối hả nhiệt tình.
Còn riêng gia đình thằng Hòa thằng Bảo,
Với con Thuận, Thảo ở gần thì liên tục tới lui.
Còn Thúy, Nhung, Trinh dù rất đỗi xa xôi,
Nhưng cũng kịp về đoàn viên sum họp.
Thương nhất thằng Huyền ở Long Xuyên bận trực,
Xuôi ngược nẻo đường vẫn góp mặt hôm nay.
Ngâm Thơ
Mùa xuân sum họp tết đoàn viên
Quý hơn châu báu với bạc tiền
Các con ghi nhớ lời ba má
Anh em thuận hòa mãi thiêng liêng.
Lý Cái Mơn
Cùng nhau vui mùa xuân năm mới
Có đủ cháu con tết này hạnh phúc biết bao
Bữa cơm ngon ngàn hơi ấm thiêng liêng ngọt ngào
Này con ơi nhớ lấy lời má ba
Luôn khắc ghi tình thâm
Tết sum vầy đông vui còn hạnh phúc nào hơn.
Vọng Cổ
Nay các con đã lớn khôn thành gia lập thất. Thằng Hòa ở Hiếu Nhơn, Thuận thì thị trấn, Ngân – Thúy – Trinh – Nhung Sài Gòn xa lắm, Bảo – Thảo gần bên, Huyền thì mình một ở tận Long Xuyên, tất cả đã… quay… về.
Câu 5. Ba má nay tuổi cũng đã già.
Nhớ hồi tụi bây còn nhỏ,
Má ba phải đêm ngày vất vả dưỡng nuôi.
Nhà mình nghèo gạo chẳng đủ ăn,
Mưa dột mái hiên gió lùa phênh vách.
Nhưng được cái anh chị em đều yêu thương đùm bọc
Thảo hiếu, sẻ chia, gắn bó, nhịn nhường.
Câu 6. Thôi tết rồi không kể đến chuyện buồn chi nữa,
Tất cả hãy chúc mừng bia rượu cạn ly.
Con rể con trai với ba bàn này nhấm nháp nhâm nhi,
Bàn bên kia má bây với dâu hiền con gái.
Còn bàn mi ni là dành cho các cháu,
Vui tết Ất Mùi hãy cười nói hả hê.
Ba má mừng đến rơi dòng nước mắt,
Giọt lệ sướng vui hạnh phúc ngập tràn.
Tết nay đông đủ gia đình
Mùa xuân hạnh phúc vạn nghìn niềm vui
Tuổi già chờ đợi thế thôi
Con, dâu, rể, cháu… Ất Mùi thêm xuân./.
Long Xuyên, ngày 17 tháng 02 năm 2015.
___________________________________
(* Viết tặng tất cả thành viên trong ĐẠI GIA ĐÌNH nhân dịp Tết Ất Mùi 2015)
Kho tàng Vọng cổ Việt Nam được phép sử dụng toàn bộ tác phẩm của tác giả Đặng Thanh Huyền với các nội dung được quy định tại hợp đồng Số: 005 - 2015/HĐTPSK - CLB, ký ngày 15/01/2015 giữa Tác giả Đặng Thanh Huyền và CLB Sáng tác Vọng cổ Đồng Quê.
---------------
Tác giả Đặng Thanh Huyền là một tác giả nổi bật trong lĩnh vực nghệ thuật vọng cổ, với hơn 200 tác phẩm đóng góp vào kho tàng cải lương Nam Bộ. Anh không chỉ sáng tác để bảo tồn mà còn phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, tạo nên những dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả yêu nghệ thuật.
Từ nhỏ, Đặng Thanh Huyền đã được nuôi dưỡng trong môi trường đậm chất văn hóa dân tộc, nơi cải lương là nguồn cảm hứng lớn. Nhưng chính trong thời gian học Đại học Luật Cần Thơ vào năm 2002, niềm đam mê này mới thực sự bùng cháy khi anh tình cờ được nghe những câu vọng cổ đầu tiên từ một người bạn. Từ đó, anh bắt đầu hành trình tự học sáng tác và dần khẳng định tài năng của mình.
Hiện tại, Đặng Thanh Huyền đảm nhận vị trí Kiểm sát viên tại Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 92 thuộc Quân khu 9 với quân hàm Đại úy. Mặc dù công việc trong quân đội rất bận rộn, anh vẫn luôn dành trọn đam mê và tâm huyết để sáng tác nghệ thuật. Đối với anh, cải lương không chỉ là niềm yêu thích mà còn là trách nhiệm với văn hóa dân tộc, nơi anh gửi gắm tình yêu quê hương, đất nước và con người qua từng lời ca tiếng hát.
Các sáng tác của anh được biết đến với chiều sâu nhân văn, truyền tải những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống đời thường và những giá trị văn hóa truyền thống. Nhiều tác phẩm của anh đã được ghi âm, phát sóng trên các đài truyền hình và phát thanh, đưa lời ca ngọt ngào của nghệ thuật vọng cổ đến với công chúng.
Với hơn 200 tác phẩm cùng sự cống hiến không ngừng nghỉ, Đặng Thanh Huyền đã gặt hái nhiều giải thưởng uy tín và trở thành một biểu tượng của sự nỗ lực trong việc giữ gìn và phát huy nghệ thuật cải lương Nam Bộ. Anh hy vọng sẽ tiếp tục sáng tác những tác phẩm chất lượng, góp phần làm cho nghệ thuật này mãi trường tồn và phát triển theo thời gian.
---