NÓI VỚI CON
Diệp Vàm Cỏ
Nối lối:
Chúng tôi đã ly dị nhau ngót sáu năm trời.
Bé Thảo bây giờ tròn 10 tuổi, Bốn năm tình chồng vợ bỗng dưng mà ngắn ngủi …
Phụng hoàng (8 câu):
Để bây giờ mỗi kẻ một nơi … tháng ngày đơn lẽ, cay đắng ngọt bùi không người san sẽ … trăn trở đêm trường trong giấc ngủ cô đơn …
Đày đọa từng cơn … Khi tai nghe con trẻ ngập ngừng, hỏi mẹ con đâu sao lâu rồi không thấy, ôi gương mặt dại khờ mà chất chức nổi nhớ mong …
Biết trách ai đây … càng nghĩ suy càng tự trách mình, một phút cạn phân để tan nát cả gia đình, mẹ phải vắng con, chồng lìa xa vợ. Ôi oan nghiệt vô cùng bởi hai chữ ly hôn, kỷ niệm vùi chôn cho đời thôi vướng bận. sao vẫn còn nghe ray rứt trong lòng. Thăm thẵm thời gian niềm thương hận mãi chất chồng …
VỌNG CỔ
1/ Thôi con hãy ngủ đi và đừng hỏi gì thêm nữa cả … vì ba sẽ làm ngơ và không biết phải trả lời sau đây cho con khỏi vương buồn …
Biết trả lời sau cho con say trọn giấc nồng …
Vì khi con đã thiếu vòng tay mẹ là như đêm dài như thiếu một vầng trăng …
Ôi giấc ngủ ngây khờ mà giấc ngủ cũng buâng khuâng, lời ba vụng dai đâu bằng lời ru của mẹ.
Thương đôi môi hồng phải trống vắng nụ cười tươi, bởi ba là bóng mặt trời đâu phải là mùa xuân cho đời con hớn hở …
2/ Đáng lẽ mẹ sẽ trông con chứ đâu phải người hàng xóm, khi ba bận việc phải xa nhà …
Thương những chiều mưa con mõi mắt trông chờ …
Nhìn chúng bạn đủ cha đủ mẹ, tay dắt tay dìu chiều chuộng nâng niu.
Chắc lòng con cũng mơ ước biết bao nhiêu, ba tự nhủ ba là người có lổi.
Khi mái đầu xanh như cành tơ lộc mới, sao lại hửng hờ cho héo úa cả mầm non …
Nối lối:
Nếu con là sợi dây vô hình ràng buộc, ba xin làm ơn mưa gội rửa nổi giận hờn.
Cho khoảng cách trong lòng thêm gần gủi, là dòng sông xin về lại cội nguồn …
VỌNG CỔ
5/ Người ơi đâu phải cách ngăn là lều thuốc quý ... Đâu phải ly hôn là lòng không còn chung thủy mà ngọn lửa tình yêu vẫn thầm âm ỉ trong … lòng. Khi đối bóng đèn khuya cho ký ức ngược dòng …
Thuở ấy gia đình đầm thấm em vì quá yêu chồng nên thành ích kỷ nhỏ nhen.
Mỗi lúc anh điện về là em hết mực hờn ghen, anh càng thấy em là người đàn bà xa lạ.
Muốn giữ tình yêu – tình yêu càng tan rả, nổi bất hạnh kia trút lên cho đứa con khờ.
6/ Sáu năm rồi ta vẫn sống cô đơn, thời gian ấy đủ để lòng mình tỉnh lại.
Hãy vì tương lại vì những đứa con thơ dại, đừng vội chia lìa tổ ấm người ơi.
Nước ở cội nguồn còn có lúc đầy vơi, chén trong sóng tránh sau không khua động.
Con hãy ngủ đi đêm nay cho tròn giấc mộng, Ba sẽ vì con vì tương lai một mái ấm gia đình …
Chắc ở nơi nào kia em cũng thức như anh, muốn ôm trọn vòng tay và muốn hôn lên đôi má bầu nủng nịu.
Lời này ba nói cùng con, thời gian nước chảy đá mòn không phai./.
Diệp Vàm Cỏ tên thật là Bùi Văn Diệp, sinh năm 1958, quê quán xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Cư trú phường 2, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Là hội viên Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Hiện công tác tại Phòng Văn Nghệ, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An. Bắt đầu sáng tác thơ cho Tạp chí Văn Nghệ Long An từ năm 1982, rồi chuyển sang viết bài ca vọng cổ và kịch bản cải lương từ tháng 3 năm 1986. Đã viết cả trăm bài ca vọng cổ với các phong cách trữ tình, hài, dí dỏm... được Đài TNND TPHCM và các đài khác dàn dựng.
Một số bài nổi bật gồm: Em sẽ về đâu, Người tình cũ, Lý con sáo, Tình bậu muốn thôi, Đường về quê bác, Ký ức hoa đào, Kẹt tên, Ông già Đồng Tháp...
Ở thể loại kịch bản cải lương Diệp Vàm Cỏ đã có 03 kịch bản: Hồi xuân dược (Đoàn cải lương Long An dàn dựng năm 1993 và 2011; Đoàn cải lương Tây Ninh dàn dựng năm 1995; sau đó được Đài Truyền hình TP.HCM dàn dựng phát sóng, Mùa bông điên điển (Hãng phim Tây Đô – Đài Truyền hình Cần Thơ dàn dựng được Bằng khen tại Liên hoan truyền hình toàn quốc năm 2000), Mặt trời qua đêm (Viết về chuyện tình Nguyễn Đình Chiểu và Lê Thị Điền, Đài PT&TH Long An dàn dựng được Bằng khen tại Liên hoan truyền hình toàn quốc năm 2005). Ngoài ra còn có hàng chục kịch bản hài do Đài PT&TH Long An dàn dựng, phát sóng trên kênh LA34 và SCTV.
Đặc biệt khi sáng tác bài ca tân cổ giao duyên thì Diệp Vàm Cỏ tự viết phần nhạc như các bài: Tôi yêu màu nắng quê nhà, Thanh long mùa trái ngọt, Tnh bậu muốn thôi, Yêu em như thuở binh nhì, Về với lý ngựa ô...Là một tác giả sáng tác bài ca vọng cổ có tâm huyết nên anh đã chủ xướng thể loại ''Vọng cổ ba câu'' để phù hợp với yêu cầu thưởng thức của người nghe hiện nay, thể loại nấy đã được HTV giới thiệu, hiện nay anh đã có một số bài ca vọng cổ ba câu được phổ biển. Đặc biệt với chùm bài ca ''Tri âm... khúc'' tặng riêng NSUT Mỹ Châu đã được thu thanh, quay hình và phát sóng là loạt bài ca không lệ thuộc vào khuôn khổ 4 câu 1, 2 5, 6 như xưa nay mà Diệp Vàm Cỏ viết với hình thức 02 câu, 03 câu được gối bằng 100% bài bản cải lương (Ngoại trừ bài tân cổ giao duyên ''Tri âm viễn khúc'' do Diệp Vàm Cỏ tự viết phần nhạc) khá thành công. Diệp Vàm Cỏ quả có duyên sáng tác để riêng tặng giới nghệ sĩ cải lương với nhiều bài: 10 bài Tri âm (Tặng NSUT Mỹ Châu), Con sáo đồng bằng (Tặng NSUT Trọng Hữu), Bà chúa thơ nôm (Tặng NSUT Thanh Thanh Hiền), Nhớ một vì vua (Tặng Soạn giả Viễn Châu), Tâm sự ông Hoàng (Tặng Nghệ sĩ Tấn Tài), Đời Nghệ sĩ (Tặng Nghệ sĩ Vũ Linh Vương). DVC đã được tặng Huy chương vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 2000.
Với bài ca vọng cổ, Diệp Vàm Cỏ đã có một số giải thưởng ở các tỉnh, đặc biệt trong đó có Giải nhì (Không giải nhất) cuộc thi sáng tác lời mới bài ca vọng cổ khu vực ĐBSCL lần I - tháng 9 năm 1992 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Bài ''Lời ru'') và giải ba cuộc thi sáng tác lời mới bài ca vọng cổ khu vực ĐBSCL lần III - tháng 11 năm 2011 (Bài ''Thương về chợ nổi''). Nhân đây, Tạp chí Sân khấu TPHCM xin giới thiệu đến bạn đọc bài ca ''Thương về chợ nổi'' của tác giả Diệp Vàm Cỏ.