THƯƠNG LẮM MIỀN TRUNG
Bs Nguyễn Thanh Điền.
VĂN THIÊN TƯỜNG
Sáng nay tôi nghe tin đài báo bão,
Thương mọi người ngày đêm chạy lũ,
Các em thơ không được đến trường.
1-Hết cơn bão lũ này rồi đến cơn lũ khác tàn phá quê…hương.
(+)Lời nghẹn lời(-) Khi nhắc đến làng quê.
2-Ngoài trời giông bão(-) Trong lòng như muốn bão giông(-)
Lũ làm cuốn trôi đi, biết bao nhiêu nhà cửa hoa màu.
3-Bão lụt còn nhẫn tâm(-) Cướp mất bao sinh mạng(-)
Nước lũ còn gây tràn ngập(+) Đường xá(-) Xóm thôn, vườn ruộng, phố phường.
4-Tràn ngập phố xá(-) Bao xóm làng thân thương.
Ôi! Bao cảnh thương tâm, cha xa lìa con, vợ phải xa chồng.
5-Cảnh thiên tai thảm hại(-) Từ những cơn bão(-)
Trước đau thương mất bao sinh mạng(+) Tan vỡ bao mái ấm gia đình.
6-Ta hãy chung tay(-) Với cả lòng thành(-)
Đó là đạo lý người Việt nam từ ngàn xưa cho đến hôm nay
VỌNG CỔ
Câu 1: Tôi ở miền Nam nghe tin đài báo bão, tàn phá miền Trung vườn cây trơ trọi.
Ngập lụt làng quê gây tang tóc cho muôn…người.
Cả một miền quê tắt lịm nụ cười.
Thương những em thơ xa trường, bỏ lớp,
Thương những cụ già lạnh lẽo cô đơn(-)
Bão còn gây bao gia đình con phải lìa cha,
Vợ thương yêu phải vĩnh viễn xa chồng.
Tôi rất đau lòng khi thấy cảnh thương tâm,
Ta phải làm gì giúp Miền Trung thoát vòng bão lũ(-)
Câu 2: Mưa bão làm chi cho đau lòng nhân thế,
Bão lụt làm chi cho đau đớn muôn người.
Nhân dân miền Trung bị gió bão dập vùi.
Miền Nam đau buồn khi nghe tin bão lớn,
Thiệt hại bao mạng người, tàn phá quê hương(-)
Ai cũng đau lòng nhưng cố nén đau thương,
Hãy góp tấm lòng sẻ chia cùng miền Trung ruột thịt.
Trận bão lụt đã hoành hành làng, phố,
“Áo lành đùm áo rách” là đạo lý người Việt Nam
XẾ XẢNG
Ôi! Bão…tố, mưa giông.
Nỡ nhẫn tâm vùi dập xóm làng,
Bao gia đình phải chịu ly tan …
Nhà cửa tan hoang, bao cảnh trái ngang.
Con lìa xa cha, vợ phải xa chồng.
Thảm họa này không ai lường hết đau thương…
Ta hãy chung tay xây dựng lại xóm làng.
Cho mọi người bớt đau đớn, lầm than.
VỌNG CỔ
Câu 5 Đã qua rồi cảnh bão giông khốn khổ,
Ta hãy cùng nhau xây dựng lại quê hương làng xóm thanh…bình.
Cả nước hướng về miền Trung như bóng với hình.
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
Đã là người phải biết đùm bọc lẫn nhau(-)
Cùng chia sớt với nhau những gian lao,
Để bao người vượt qua khó khăn, vất vã.
Ở miền Nam xa xôi nắng mưa cách trở,
Xin gởi về miền Trung với tất cả tấm lòng.
Câu 6: TRĂNG THU DẠ KHÚC
Hỡi! Cơn mưa lạnh,
Mưa làm chi buốt tim.
Bão giông làm gì?
Gây tan nát gia đình.
Ngoài hiên mưa vẫn tuôn rơi.
Gởi bao tâm sự vào cơn mưa ai biết chăng?
Ca tiếp VỌNG CỔ
Xin gởi niềm thương về miền Trung yêu dấu
Xóa hết tang thương xây dựng lại xóm làng.
Bão giông lũ lụt qua rồi,
Góp sức xây dựng cho đời đẹp hơn
Quân- Dân chung sức chung lòng,
Xóa tan nghèo đói cuộc đời thắm tươi./.
Hội Viên Hội Văn Học Nghệ Thuật tỉnh Kiên Giang.
Tác giả - Bác sĩ Nguyễn Thanh Điền viết bài ca cải lương (Đặc biệt là bài ca vọng cổ) chỉ chừng 5 năm nay, nhưng anh đã có đến hơn 70 tác phẩm. Ít nhất là nửa trên số nói trên được công chúng biết đến qua Đài PT&TH Kiên Giang dàn dựng phát sóng, đăng ở tập ca cổ HVNT Kiên Giang, Tạp chí Chiêu Anh Các, Đặc san Văn hóa - Thể thao - Du lịch Kiên Giang…
Tác giả hiện đang công tác ở Khoa Cấp cứu Tổng Hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang. Dù là Bác sĩ rất tận tâm với nhiệm vụ nhưng rất đam mê ca hát ở phong trào đờn ca tài tử, nên từ đó cũng có hoài bão được viết tác phẩm cho mình, hát theo cảm xúc của riêng mình…