1. Nội dung cuộc thi: Sáng tác các bài ca vọng cổ, bài bản vọng cổ về huyện Long Điền trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa , xã hội, quốc phòng - an ninh.
2. Chủ đề cuộc thi:
- Các bài ca vọng cổ, bài bản vọng cổ tham gia cuộc thi cần đi sâu phản ảnh, ca ngợi những nét đẹp trong công tác bảo vệ, xây dựng quê hương, ca ngợi nhân dân, tinh thần chiến đấu anh dũng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ.
- Ca ngợi những nét đẹp và thành tựu nổi bật của Đảng bộ, quân và dân huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu qua 10 năm thành lập và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng – an ninh (2003-2013).
- Ca ngợi những nét đẹp, thành tựu nổi bật của Đảng bộ, quân và dân huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong việc học tập, lao động, sáng tạo trong thời kỳ đổi mới hội nhập và phát triển.
3. Đối tượng tham dự: Các nhạc sỹ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp các tỉnh, thành phố trên cả nước.
4. Thể lệ cuộc thi:
a. Thể lệ :
- Bài ca vọng cổ.
- Bài bản vọng cổ.
- Tác phẩm dự thi là bài vọng cổ nhịp 32, từ 4 câu trở lên, có thời gian trình diễn từ 6 đến 8 phút, mới sáng tác, bám sát nội dung, chủ đề, yêu cầu của Ban Tổ chức, được phép sử dụng thêm các bài bản vắn trong sân khấu cải lương như: Trăng thu dạ khúc, Nặng tình xưa, Nam ai, Phụng hoàng, Văn thiên tường, Đoản khúc lam giang, Phi vân điệp khúc, Vọng kim lang, Lý con sao, Lý ngựa ô nam… hoặc thêm các điệu lý: Lý con sáo, Lý giao duyên, Lý sâm thương, Lý qua cầu, Lý trăng soi, Lý cái mơn, Lý mỹ Hưng, Lý tao phùng…, hoặc thêm Nói lối, nói thơ, hò, vịnh, các thể loại ngâm trước khi vô vọng cổ hay lồng vào giữa những câu vọng cổ… làm cho tác phẩm thêm phong phú.
Riêng việc sử dụng tân cổ giao duyên phải là bài nhạc mới chưa công bố trên mọi hình thức ở Trung ương cũng như địa phương, chưa dự thi các cuộc thi trước đây, không có tranh chấp bản quyền.
- Tất cả các tác phẩm dự thi phải là sáng tác mới, chưa được sử dụng với bất cứ hình thức nào. Nếu phát hiện tác phẩm được giải vi phạm Luật sở hữu trí tuệ, Ban Tổ chức sẽ xem xét thu hồi giải thưởng và thông báo rộng khắp trên các phương tiện thông đại chúng.
- Mỗi tác giả, nhóm tác giả được phép tham dự tối đa: 03 tác phẩm, chỉ sử dụng 01 bút danh.
- Ban Tổ chức không xem xét giải đối với: Các tác phẩm sao chép, mô phỏng ý tưởng và giai điệu lời ca của tác giải khác trong và ngoài nước.
- Các tác giả tham dự cuộc thi sáng tác các bài ca vọng cổ, bài bản vọng cổ về huyện Long Điền phải chịu trách nhiệm về pháp lý đối với các tác phẩm tham dự cuộc thi của mình.
b- Tác phẩm dự thi:
- Là bài ca vọng cổ, bài bản vọng cổ về huyện Long Điền, phần tân nhạc phải có bản nhạc kèm theo nằm trong tổng phổ của bài vọng cổ. Đánh máy vi tính rõ ràng trên một mặt giấy, khổ giấy A4, bằng Font chữ Times New Roman và gửi kèm 01 đĩa CD đã thu thanh phần nhạc và lời bài ca vọng cổ, bài bản vọng cổ.
- Bên dưới tác phẩm, góc trái, ghi rõ tên thật, địa chỉ, số điện thoại thường sử dụng để Ban Tổ chức tiện liên hệ.
- Những thông tin cá nhân gồm: Họ và tên tác giả phần nhạc, phần lời hoặc đồng tác giả, địa chỉ, số điện thoại… sẽ được Ban Tổ chức cắt phách, đánh mã số khi Ban Giám khảo chấm thi để đảm bảo tính công bằng cho các tác giả dự thi.
V. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
1. Giải thưởng bài ca vọng cổ:
+ 01 Giải nhất: 15.000.000đ
+ 01 Giải nhì : 10.000.000đ
+ 03 Giải ba, mỗi giải : 5.000.000đ
+ Từ 03 - 05 Giải khuyến khích, mỗi giải: 2.000.000đ
2. Giải thưởng bài bản vọng cổ:
+ 01 Giải nhất: 10.000.000đ
+ 01 Giải nhì : 8.000.000đ
+ 01 Giải ba : 5.000.000đ
+ 01 giải khuyến khích : 2.000.000đ
3. Mỗi tác phẩm vào vòng chung khảo nhưng không đạt giải sẽ được nhận tiền nhuận bút là 500.000 đồng/tác phẩm.