MỤC KIỀN LIÊN TÌM MẸ
Viễn Châu
Cõi Thiên Trúc miền Tây phương lạc cảnh,
Chùa Lôi Âm vang vọng mấy hồi chuông.
Một nhà sư trong lớp áo nâu sòng,
Đang kính cẩn quỳ dưới chân Phật Tổ.
Vọng cổ
1./ "Đệ tử là Mục Kiền Liên xin cúi đầu đảnh lễ, trước đấng từ bi thần thông quảng đại, đệ tử xin thành tâm phủ phục trước liên ...đàị.
Trải mấy ngày đêm với muôn dặm đường dàị Cúi xin Phật Tổ ban tràng phan tích trượng để đệ tử tìm đường xuống tận âm cung. Kể từ ngày xa cách mẫu thân, nay âm dương cách biệt đôi đường, nay đệ tử quyết lòng xuống điện Minh Vương để được báo đền tình thâm mẫu tử."
2./ Đức Như Lai phán rằng: "Nhữ mẫu tội căn thâm khuyết, nhất nhữ nhất nhơn nhật sở hại hà.
" Mục Kiền Liên vội vã phân qua mà dòng lệ chan hoà.
"Đệ tử xin nguyện trì trai, giới sát, quyết trọn đời sớm kệ chiều kinh. Mượn đuốc tuệ cửa thiền soi sáng nẻo u minh, nhờ thuyền bát nhã đưa sang bờ khổ ảị Cho hồn tăng mẫu sớm thoát vòng oan trái, đáp nghĩa sinh thành và trọn đạo làm con."
3./ Đức Phật xúc động trước lòng hiếu thảo của Mục Kiền Liên Ngài mới ban cho phép báo. Sau khi nhận lãnh bảo vật của Như Lai Phật Tổ, Mục Kiền Liên cúi đầu bái tạ dời chân, theo gót quỷ vô thường xuống tận âm cung, đường về thập điện vô cùng hiểm trở. Kìa điện Tần Quảng Vương uy nghi rực rỡ, Mã diện, Ngưu đầu rộn rịp lao xao. Mục Kiền Liên tay cầm tràng phan, tay nương tích trượng bỡ ngỡ bước vào trước điện Xiêm La, xin yết kiến Diêm Vương, trình qua sau trước nguồn cơn sự tình.
Diêm Vương phán hỏi:
"Ngươi là kẻ ở miền dương thế,
Nhân việc chi xuống chốn âm cung.
Hãy mau mau bày tỏ thuỷ chung,
Cho ta được hãn tường duyên cớ."
5. “Trăm lạy Đức Diêm Vương cho bần tăng qua mười cửa ngục để tìm mẫu thân cho thỏa lòng mong nhớ kẻ âm dương cách biệt mấy năm… trường.”
Đức Tần Quảng Vương liền cho Quỷ Dạ Xoa đưa Mục Liên vội vã lên đường.
Khi nghe những tiếng khóc la của những oan hồn, uổng tử, khiến kẻ tu hành thêm xúc động lòng nhân.
Nào biển lửa, vạc dầu, nào kiếm thọ, đao sơn, những hình phạt vô cùng thảm khốc. Nỗi nhớ mẫu thân, nỗi sầu oan nghiệt, Mục Kiền Liên thêm thống thiết can trường.
6. Này Ông Đạo, đây là Vô Gián Địa Ngục, cửa ngục thứ Mười của Diêm Địa. Mô Phật, xin Quỷ Dạ Xoa cho bần tăng dừng bước nhìn kỹ một người đang ngồi giữa bàn chông, đầu đội huyết bồn, ngọn lửa hồng vây phủ toàn thân… Trời ơi, Mẹ! Mẹ của con đây mà. Mẹ ơi con là Mục Kiền Liên từ Tây Trúc, xuống đây tìm mẹ cho trọn câu Mẫu Tử thâm tình.
Sách có câu : “Nhứt nhơn thành đạo, Cửu huyền thăng”, mong sao mẹ sẽ được tiêu trừ tội chướng. Con xin đáp nghĩa sanh thành , trọn kiếp tu hành cho hồn mẹ siêu thăng.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: