CHUYỆN SUI GIA
Nhạc: Giao Tiên - Thảo Nguyên
Lời cổ: Phạm Huỳnh Luân
Nhạc
Chuyện sui gia là chuyện của hai nhà.
Một bên là đàng trai cưới vợ cho con
Một bên là đàng gái gả chồng cho con
Nói chung bên nào cũng là, là mẹ cha
Ăn ở thuận hoà muôn thuở lưu danh
Biết ta biết mình, tốt lá tốt nem.
Con gái nhà ông đầu hôm sớm mai,
Chân ướt chân ráo mới đó chưa gì đã làm mẹ người ta
(Thì nó đẻ sớm ông có cháu nội bồng chứ gì)
Chứ còn con trai ông (bà) kìa, (Con trai nhà tôi thì làm sao)
Nó đâu kém gì (kém gì thế nào) nó cũng đã làm nên bố người ta
Có bao giờ nó dám chịu thua đâu.
Vọng cổ
(Sui Nội)
Đã là sui gia với nhau thì bên nào cũng là cha mẹ; Tui thì đàng trai anh bên đàng gái mình kết nghĩa thông gia hai họ chung nhà …
1. ( Sui Ngoại) Muôn thuở lưu danh ăn ở thuận hòa … ( Sui nội) Vậy mà con gái nhà ông chưa gì đã muốn, chân ướt chân ráo về làm mẹ người ta. ( Sui Ngoại) Thì tụi nó có con sớm anh mau có cháu ẳm bồng, nhưng còn con trai nhà ông cũng đâu có phần thua kém. Nó cũng muốn làm nên bố người ta, nó nào có chịu nhịn nhường người trên hay kẻ dưới.
Ráp:
(Sui Nội)
Xin con đẻ cháu, một bên là nội ,một bên là ngoại
Sáng thì về nội, tối thì về ngoại
Sui gia như bát nước đầy, sui gia như bạt con tiên
Ăn ở hiền lành chết vẫn còn thương
Có gì đâu mà kêu dệt lắm chuyện, thế đó bà (ông) à, cái cơ ông à
Trong nhà chưa tõ, ngoài ngõ đã tường.
2. ( Sui nội) Anh sui ơi! Chuyện trong gia đình có gì hai bên cùng nói chuyện, đừng lớn tiếng mà thiên hạ họ chê cười …Nên hư hay dở gì thì mũi dạy lái phải chịu đòn … (Sui Ngoại) Tui cũng sợ thiên hạ bà con họ lắm đều thêu dệt, sui gia mình chẳng hòa thuận ấm êm. Vậy mà hở mở miệng ra nào là sui gia như bát nước đầy như bạt con tiên, ăn ở hiền lành yêu thương đến thác. ( Sui nội) Thế đó anh à ! lời thiên hạ chín người mười ý, mình ráng làm tròn bổn phận mẹ cha.
Nhạc
Chuyện sui gia là chuyện cả muôn đời
Khi trái gió, (trái gió làm sao) lúc trở trời
Thương con nên nhiều tiếng lại lợi hoa
Dâu tui sao mà nó giống hệt rễ ông, ông ơi
Phước đức ba đời ta mới được làm sui
Vọng cổ
(Sui Ngoại)
Anh sui ơi! Phước đức ba đời ta mới được làm sui nay nhìn đôi trẻ mà lòng tui thêm hạnh phúc; Mình được làm sui đâu cũng do duyên trời sắp đặt thì chuyện sui gia là chuyện cả muôn đời …
5. Mình bầu bạn bên nhau khi trái gió lúc trở trời … ( Sui Nội) Tại thương con nên lời qua tiếng lại, giờ mọi chuyện đã tỏ tường đẹp tình nghĩa thông gia. ( Sui Ngoại) Tuổi về chiều mình ao ước chỉ có bấy nhiêu, là thay nhau chăm sóc cho bầy cháu nhỏ. ( Sui Nội) Sáng thì về nội tối thì về ngoại, tình sui gia sau trước vẹn tròn.
Lý cây bông
( Sui Ngoại) Sui gia muôn thuở tình thâm dài lâu ơi người ơi … Dẫu cho năm dài tháng rộng thương còn thương. ( Sui nội) Nhìn con cháu ngoan nên người, còn gì hạnh phúc hơn … Tình ta thông gia hai nhà luôn bền chặt nghĩa nhân.
6. ( Sui Ngoại) Phước đức ba đời ông bà ta để lại, mình kết nghĩa thông gia cho hai họ một nhà … ( xề 24) ( Sui nội) Chuyện nhà trong ấm ngoài êm, sui gia thuận thuận thảo còn gì vui hơn. ( Song ca) Sui gia như bạt con tiên, ăn ở hiền lành chết vẫn còn thương.
Kho tàng Vọng cổ Việt Nam được phép sử dụng toàn bộ tác phẩm của tác giả Phạm Huỳnh Luân với các nội dung được quy định tại hợp đồng Số: 002- 2014/HĐTPSK - CLB, ký ngày 28/9/2014 giữa Tác giả Phạm Huỳnh Luân và CLB Sáng tác Vọng cổ Đồng Quê.
--------
Tác giả Phạm Huỳnh Luân đến với cải lương và tập tành sáng tác từ những năm còn học cấp 3 đến nay đã hơn 20 bài vọng cổ, những sáng tác của anh luôn thấm đẩm tình người, tình yêu quê hương đất nước, sự cảm thông và sẻ chia với cuộc đời.
Có nhiều lúc Phạm Huỳnh Luân chia sẻ rằng: Vọng cổ như là gia vị để làm cuộc sống thêm đa đạng và thú vị hơn, được xem như là tiếng lòng để giải bày tâm sự, để tìm sự đồng cảm trong lúc rong ruổi một mình. Và anh cũng muốn dùng bài vọng cổ của mình để gửi gắm tâm tình đến bạn tri âm…