GẦN LẮM TRƯỜNG SA
Lời nhạc: Hình Phước Long
Lời cổ: Hoàng Song Việt
NHẠC:
Nữ: Mỗi cánh thư về từ đảo xa, anh thường nói rằng Trường Sa lắm xa xôi.
Nam: Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ, bên đồng đội yêu thương.
Chỉ có loài chim biển, sóng vỗ muôn trùng quanh đảo trúc san hô.
Nữ: Trường Sa ơi! Biển đảo quê hương.
Đôi mắt biên cương
Nam: vẫn sáng long lanh giữa sóng cuồng bão giật
Đảo quê hương
Nữ: anh vẫn đêm ngày giữ biển khơi.
Thương nhớ sao vơi người chiến sĩ Trường Sa ơi.
Không xa, đâu Trường Sa ơi.
Nam: Không xa, đâu Trường Sa ơi.
Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh.
Nữ: Vẫn gần bên anh vì Trường Sa...luôn bên em...
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Nam: Đứng trên ghềnh đá cheo leo nhìn cánh hải âu nghiêng mình trên ngọn sóng, trời biển mênh mông không bờ không bến khi bóng hoàng hôn nhuộm tím cả khung trời.
Nữ: Anh hãy lắng nghe từng con sóng ru hời, có lời thì thầm của người em gái nhỏ gởi đến anh ngàn câu nhớ câu thương.
Nam: Nên chưa bao giờ anh cảm thấy cô đơn dù đảo xa chỉ trời biển một màu, khi trong lòng em luôn có Trường sa thì ta vẫn gần nhau trong từng hơi thở.
NHẠC:
Nữ: Trường sa ơi! biển đảo quê hương, đôi mắt biên cương,
Nam: Vẫn sáng long lanh giữa sóng cuồng bão dập, đảo quê hương.
Nữ: Anh vẫn đêm ngày giữ biển khơi,
Thương nhớ sao vơi người chiến sĩ Trường Sa ơi.
Không xa đâu Trường Sa ơi,
Nam: không xa đâu Trường Sa ơi.
Nữ: Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em,
Nam: Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh.
VỌNG CỔ:
Câu 2:
Nên em vẫn nghe được từng con sóng, từng tiếng hải âu dao liện vui đùa. Và thấy bóng hình anh vẫn hiên ngang lồng lộng giữa khung trời.
Vì trái tim em trái tim thành phố vẫn nòng nàn trên biển đảo quê hương. Vẫn gửi đến anh người chiến sĩ biên cương, dào dạt yêu thương êm đềm bao nỗi nhớ.
Xuân đâu chỉ về khi ngàn hoa đua nở mà xuân vẫn chan hòa vẫn đẹp giữa niềm tin.
NHẠC:
Mong cánh thư về từ đảo xa, nơi thành phố này, Trường Sa vẫn bên em.
Anh ơi có nghe lời người từ phố biển, khi ngọn triều dâng cao.
Khi cánh Hải âu về, khi gió trở mùa, trên đảo trúc san hô.
Chiều nơi đây, sao bỗng bâng khuâng, như thấy anh đang,
sừng sững kiên trung giữa pháo đài giữ đảo.
Đảo quê hương canh giữ đêm ngày giữa biển khơi
Thương nhớ sao vơi người chiến sĩ Trường sa ơi.
Không xa đâu Trường Sa ơi, không xa đâu Trường Sa ơi.
Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em,
Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh.
VỌNG CỔ:
Câu 5:
Nữ: Nên thơ gửi cho em đã không còn, em ơi Trường sa này xa lắm... và đi giữa hàng me khi chiều buông sắc tím em vẫn còn nghe dịu dàng hơi ấm của bàn tay anh trong tay em mỗi bận tan trường.
Nam: Vì đã có yêu thương làm khoảng cách thêm gần, mình vẫn giữ cho nhau đẹp từng mơ ước bằng tình yêu non nước, bằng khát vọng thanh xuân.
Nữ: Anh vẫn đêm ngày giữ đảo quê hương như giữ lấy niềm tin và tình yêu son sắc.
Nam: Như cánh hải âu muôn đời trên ngọn sóng, dù qua mấy bão giông vẫn không thể xa rời
NHẠC:
Nữ: Chiều nơi đây, sao bỗng bâng khuâng, như thấy anh đang,
sừng sững kiên trung giữa pháo đài giữ đảo.
Nam: Đảo quê hương canh giữ đêm ngày giữa biển khơi
Thương nhớ sao vơi người chiến sĩ Trường sa ơi.
Nữ: Không xa đâu Trường Sa ơi,
Nam: không xa đâu Trường Sa ơi.
Nữ: Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em,
Nam: Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh.
VỌNG CỔ:
Câu 6:
Nữ: Ơi người lính Trường sa yêu mến, vẫn ở bên anh muôn triệu trái tim hồng.
Trong từng ngọn sóng trào trong từng cánh hải âu luôn có tình yêu, có niềm mơ ước.
Nam: Tình yêu của em tình yêu non nước,
Nam-Nữ: xa mấy cũng gần ơi hai tiếng Trường sa.
Bút danh: Hoàng Song Việt - Phạm Thái Nguyên - Nguyễn Hoàng Minh Khôi - Nguyễn Phương Hồng Anh - Nguyễn Trung Thành ...
Soạn giả Hoàng Song Việt tên thật Võ Văn Xong, là một soạn giả cải lương từng giành nhiều giải thưởng tại các hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Từ người nhắc tuồng, ông viết những bài ca lẻ, rồi trở thành người chỉnh sửa kịch bản cho các đoàn cải lương.
Năm 1992, hai kịch bản Giấc mộng không tên và Sám hối đã khiến ông gắn bó với nhà hát cải lương Trần Hữu Trang. Các tác phẩm nổi tiếng khác của Hoàng Song Việt được dàn dựng, biểu diễn: Kim Vân Kiều, Hoàng đế Quang Trung, Chiếc áo thiên nga...
Gần 30 năm dấn thân theo nghiệp sáng tác, đến nay, tác giả Hoàng Song Việt đã viết, chuyển thể được khoảng 100 vở cải lương, trên 700 bài ca cổ. Trong đó, có rất nhiều vở cải lương được các đơn vị nghệ thuật dàn dựng tham gia các kỳ liên hoan, hội diễn và đoạt được các thứ hạng cao.