NHỚ VĨNH LỘC
(Để tưởng nhớ 32 chiến sĩ dân công hoả tuyến đã hi sinh trên đồng Vĩnh Lộc (Bình Chánh)
Út Bình Điền
Nói lối:
Thắp nén hương mà rưng rưng nước mắt.
Thương nhớ các anh chị tuổi hảy còn xuân.
Đã nằm xuống cho quê hương hòa bình độc lập
Cho Vĩnh Lộc anh hùng-cho ngọn cờ hồng rực rỡ tung bay….
VỌNG CỔ
Câu 1: Tiếng chân các anh chị bước đi rầm rập trong đêm trên đồng Vĩnh lộc như làm rung chuyễn đến tận đô….thành…
Nhớ làm sao đêm tải đạn qua đồng
Tiếng hát lớn hơn tiếng bom gầm đạn rú,
trong đêm ca bài chống giặc xâm lăng (* )
Mặc cho bom đạn trút xuống đồng bưng Vĩnh Lộc ,
chị gái ngã rồi anh trai lại vững bước tiến lên .
Làm cho giặc khiếp đảm kinh hồn
bởi tiếng hét căm hờn từ đồng bưng Láng Sấu.
Câu 2: Tiếng chân rầm rập trên đồng Vĩnh lộc
làm Sài gòn nôn nao cũng bãi khóa xuống đường.,…
đồng ca bài ca uất hận căm hờn.
Sài gòn những đêm dài không ngủ,
suốt đêm cùng “hát cho đồng bào tôi nghe” (*)
Không sợ khói cay hàng rào gai thép,
thương về Vĩnh lộc từng phút từng giây.
Đợi quân ta về làm trang sử mới,
trang sử oai hùng độc lập tự do.
Nói lối:
Tiếng chân rầm rập trên đồng Vĩnh lộc.
Sài gòn nghe như hòa bình độc lập dến nơi
Cùng một nhịp đập trong tim bao triệu con người.
Ai cũng nôn nao chờ ngày giải phóng.
VỌNG CỔ
Câu 5: Rồi bình minh một ngày tháng tư nắng ấm… như một huyền thoại - quân ta đã về đây có mặt trên từng góc phố trên mọi … con …đường…
Muôn triệu con tim đang phấn khởi reo mừng.
Kia! Ngọn cờ hồng phất cao trên dinh Độc lập,
các anh đã về giải phóng thành đô (* )
Sài gòn cờ hoa rực rỡ, mừng ngày lịch sử ….. tháng tư.
Bao năm qua toàn dân từng ngày đợi,
Sài gòn giải phóng cho thỏa mong chờ.
Câu 6: Tôi về Vĩnh lộc một chiều nhạt nắng,
đứng trước tượng đài chiến sĩ dân công..
Trong khói hương nghi ngút chập chùng,
mà nhớ anh chị nước mắt rung rưng.
Nhớ dồng bưng Láng sấu đêm oan nghiệt,
cái đìa dứa nơi nầy loang máu đỏ giữa đêm khuya.
Mấy mươi năm nước nhà đã hòa bình độc lập,
anh chị đã đi xa đi mãi không về. (*)
Đẹp thay lứa tuổi thanh xuân
Cùng đem xương máu tô hồng non sông.
Vĩnh lộc đêm tải đạn qua đồng
Anh chị ngã xuống sử vàng ghi công.
Tác giả Út Bình Điền khi 13 tuổi đã biết sáng tác thơ văn và có nhiều bài đăng trên báo Tuổi thơ (Sài Gòn) lúc bấy giờ. Đến năm 23 tuổi đã có bài vọng cổ đầu tay “Dấu buồn trên cát”. Những sáng tác của anh chất chứa nhiều nỗi niềm riêng, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình thầy cô, bạn bè… Ngoài bút danh Út Bình Điền, nhiều người còn biết đến anh với tên gọi khác như: Út Mót, Hoàng Hải.