NHỚ CẬU
Út Bình Điền
Kinh dâng hương hồn cậu Ba Thế (Tân Nhựt, Bình Chánh)
THƠ
Cá chốt mà nấu lá me
Nghe sao hương vị tình quê đậm đà
Tôi không còn mẹ còn cha
Còn đây ông cậu như cha của mình…
Câu 1: Tôi mồ côi cha, lúc còn nằm trong bụng mẹ. Lớn lên tới tuổi đến trường đi học, mới đọc được vần ngược vần xuôi, thì mẹ tôi cũng đã… qua…đời….
Tuổi thơ ngây tôi mất hẳn nụ cười.
Từ giã mồ cha mộ mẹ, tôi về sống với cậu mình ở cạnh bờ sông *
Trên chiếc xuồng nhỏ ngày ngày xuôi ngược, đêm giăng câu còn ngày lưới cá mò tôm.
Nhớ bữa cơm nghèo vội vã trên sông, ôi ! ngon làm sao canh me cá chốt!
Câu 2: Sáng nắng chiều mưa trên xuồng trôi nổi, đời cậu cháu tôi theo con nước xuôi dòng.
Cậu cháu bên nhau cũng ấm áp cỏi lòng.
Có những đêm dòng sông buồn phẳng lặng, cậu ngồi ôm đàn bấm phím so dây.*
Tay cậu đàn vang thanh âm trầm bổng, giọng cậu ca buồn nghe nức nở trong đêm.
À ơi! Canh me cá chốt ngon à, không cha có cậu cũng đậm đà tình thương!
THƠ
Cơn gió chướng trở mùa se lạnh.
Ngôi mộ buồn nằm cạnh bờ sông.
Thắp nén hương cho cậu ấm lòng.
Cho cháu cũng đỡ phần cô quạnh.
Câu 5: Cậu ơi! Cậu đã nằm yên dưới lòng đất lạnh, ngôi mộ cậu nằm cạnh bờ sông, đêm đêm như đón từng cơn gió lạnh đưa… về.
Đời của con sao chua xót não nề.
Tuổi thơ ngây đã không còn cha mẹ, nay cậu mất rồi đời con chịu cảnh bơ vơ .*
Đêm từng đêm lưới cá đặt lờ, gió bấc mưa dầm thui thủi một mình con.
Cá chốt mà nấu lá me non, cậu không còn nữa lòng con đau buồn .
Câu 6: Nhìn lá me non đong đưa trước mộ, con bỗng buồn thương nhớ cậu nhiều hơn
Nhớ dáng cậu gầy dầm mưa dãi nắng, khổ sở một đời bắt ốc mò tôm.
Có những đêm buồn một mình trên sông vắng, con ôm đàn nhớ cậu mà tuôn ngấn lệ.
Không lẽ đời con cũng giống như đời của cậu, cũng nổi trôi theo sông nước đong đầy *
Tiếng ai hát giữa trưa buồn man mác, trước mộ phần nghe nghèn nghẹn làm sao ?
À ơi! Canh me cá chốt ngon…ờ…! Đời con vắng cậu biết bao giờ nguôi ngoai,
Tác giả Út Bình Điền khi 13 tuổi đã biết sáng tác thơ văn và có nhiều bài đăng trên báo Tuổi thơ (Sài Gòn) lúc bấy giờ. Đến năm 23 tuổi đã có bài vọng cổ đầu tay “Dấu buồn trên cát”. Những sáng tác của anh chất chứa nhiều nỗi niềm riêng, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình thầy cô, bạn bè… Ngoài bút danh Út Bình Điền, nhiều người còn biết đến anh với tên gọi khác như: Út Mót, Hoàng Hải.