VỀ LẠI PHẬT QUANG
NÓI LỐI
Câu 1: Lời dạy thiêng liêng quý hơn bạc vàng châu báo. Nguồn đạo lý trong tâm sáng bừng lan truyền trong muôn ngàn thế giới, con về đây xin quỳ dưới chân….thầy…..
Như những đứa con về thăm lại cha hiền.
Ôi! Mái chùa thân yêu khuất sau làn sương mỏng,
Lòng bỗng ngập tràn niềm hạnh phúc mênh mông.
Tiếng chuông chùa phút bỗng ngân vang,
Nghe tiếng kinh cầu con càng hối hả.
Quỳ dưới chân Người lòng hạnh phúc trào dâng,
Thầy ơi! Dâng trọn thân nầy con xin cúng dường Tam Bảo.
Câu 2: Về lại Phật Quang như tìm về nguồn cội, gặp lại người thân xa cách tự bao ngày….
Huynh đệ gặp nhau tay bắt mặt mừng.
Ai cũng chung một niềm vui khó tả,
Hạnh phúc nào bằng vì chung một người cha.
Gặp nhau rồi xin được thương yêu,
Và hãy sống theo lời thầy đã dạy.
Cầm lấy đôi tay vượt qua ngàn gian khó,
Vun đắp cho đời vơi bớt khổ đau.
Câu 5: Bóng tối vô minh có rộng trùm trên từng cành cây ngọn cỏ, thì ánh sáng từ bi sẽ nâng bước con ….về….
Thầy là niềm tin là sự sống muôn loài.
Lời Phật dạy phủ trùm ba cõi,
Nương theo thầy con sống giữa nhân gian.
Dẫu sự đời có trăm nỗi đắng cay,
Nguồn đạo lý là hành trang đi tới.
Thầy ơi! Về đây giữa núi rừng bao la ấm áp,
Mà niềm vui tràn ngập trái tim này.
Câu 6: Lạc lõng bơ vơ giữa chợ đời hối hả, bao vui buồn nỗi khổ của riêng ai?.
Con chỉ mong ngày Phật Pháp hưng long,
Thế giới đại đồng trong từ bi bao la của Phật.
Với bao niềm vui len vào từng xóm nhỏ,
Trên khắp nẻo đường tràn ngập tình thương.
Con cũng mong bàn tay bao người rộng mở,
Để cùng chung tay xây đắp cuộc đời….
Về đây thăm lại Phật Quang,
Quỳ bên chánh điện lòng này thêm vui.
Thầy là bóng mát Quê hương,
Cho con cuộc sống muôn đời thăng hoa.
Tác giả Nguyễn Minh, hay còn được biết đến với bút danh Võ Minh hoặc Sông Vàm Lẽo, là một cái tên quen thuộc và uy tín trong giới sáng tác vọng cổ. Với vai trò Chủ nhiệm Kho tàng Vọng cổ Việt Nam, Nguyễn Minh đã khẳng định tài năng và dấu ấn riêng của mình qua những sáng tác lời vọng cổ mang phong cách nhẹ nhàng, sâu lắng. Ca từ do anh viết không chỉ tuân thủ chặt chẽ về mặt giai điệu mà còn mộc mạc, giản dị, dễ đi vào lòng người. Điều này giúp cho người nghệ sĩ dễ dàng thể hiện cảm xúc và khán thính giả cũng dễ tiếp nhận và yêu mến.
Sau hơn 10 năm miệt mài với nghệ thuật sáng tác, vào năm 2011, Nguyễn Minh đã tự biên tập và xuất bản tập ca cổ “Nỗi lòng người con xa xứ,” tập hợp 26 bài vọng cổ mang đậm dấu ấn cá nhân. Năm 2012, anh tiếp tục chủ biên tập ca cổ “Vọng cổ đồng quê,” được Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ cấp phép, khẳng định sự công nhận từ giới chuyên môn.
Ngoài vai trò sáng tác, Nguyễn Minh còn là người sáng lập Câu lạc bộ sáng tác “Vọng cổ đồng quê,” nơi quy tụ và đào tạo các tài năng mới. Đặc biệt, anh là tác giả sáng lập “Kho tàng Vọng cổ Việt Nam” và chương trình “Vọng cổ Đồng quê,” với các sản phẩm được biên tập, thu âm và phát sóng chuyên nghiệp thông qua website vongco.vn, đưa dòng nhạc truyền thống đến gần hơn với khán giả đương đại.
Không chỉ dừng lại ở vọng cổ, Nguyễn Minh còn sáng tác nhiều ca khúc mang âm hưởng dân ca Nam Bộ, nhận được sự yêu mến từ đông đảo khán thính giả. Sự cống hiến không ngừng nghỉ của anh đã góp phần bảo tồn và phát triển âm nhạc truyền thống Việt Nam trong thời hiện đại.
Bài viết liên quan:
1. Công chức lập Câu lạc bộ Vọng cổ [Báo Pháp luật TP.HCM]
2. Nguyễn Minh - Chàng trai trẻ với chương trình Vọng cổ phát sóng online
3. Nỗi lòng người con xa xứ [Tạp chí Nhà báo & Nghề báo]
4. Tập vọng cổ "Nỗi lòng người con xa xứ của Nguyễn Minh
5. Tặng người nghệ sĩ tài hoa [Tác giả Đặng Thanh Huyền]
6. Ngày trở lại [Tác giả Việt Ngữ]
7. Nhớ chiều hạnh ngộ [Tác giả Việt Ngữ]
8. Xin viết về em [Tác giả Hoài Minh]